MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không thể bi quan hơn nữa về Tây Ban Nha

05-05-2010 - 11:26 AM | Tài chính quốc tế

Tây Ban Nha có thể là Hy Lạp thứ hai.

Ông Elena Salgado, Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha, tuyên bố: “Chúng tôi không nợ vì thế chúng tôi không cần phải xin hỗ trợ.”

Hiện nay, thị trường đã vốn quá bi quan về vấn đề nợ công và khả năng vỡ nợ. Hậu quả, người ta coi Hy Lạp như một chỉ báo hàng đầu về vấn đề nợ. Ở thời điểm Iceland, Ireland và Bồ Đào Nha đều đã bị hạ xếp hạng tín dụng, Hy Lạp đang ở thế khó. Bất chấp tất cả những gì tiêu cực mà người ta đã kể ra, có lẽ nhà đầu tư chưa đủ bi quan về mọi chuyện, đặc biệt là Tây Ban Nha.

Thông thường, Hy Lạp là chỉ báo sớm và quan trọng về vấn đề vỡ nợ. Tình hình nợ nần của Iceland, Ireland và Bồ Đào Nha sẽ ngày một tệ hại hơn. Trong khi đó, người ta chưa đánh giá được hết những vấn đề nợ nần tại Tây Ban Nha.

Tại sao người ta chưa hiểu hết các vấn đề về Tây Ban Nha và tại sao Tây Ban Nha có tầm quan trọng lớn?

Tây Ban Nha, cũng giống như Hy Lạp và Bồ Đào Nha, có nền kinh tế quy mô khá lớn. Theo tính toán mới nhất từ Ngân hàng Thế giới, Tây Ban Nha có nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới, tổng GDP đạt 1,4 nghìn tỷ USD.

Xét trên quan điểm thuần địa lý, Tây Ban Nha là nước lớn thứ hai tại Liên minh châu Âu tính theo quy mô đất đai. Ngân sách của Tây Ban Nha lớn gấp 4 lần Hy Lạp và khối nợ cũng tương xứng.


Tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha so sánh với tỷ lệ thất nghiệp của khu vực đồng tiền chung châu Âu

Cảnh báo về khả năng vỡ nợ

Có hai cách để biết khi nào một nước sẽ vỡ nợ.

Thứ nhất, nên nhìn vào tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP. Trên phương diện này, rõ ràng Tây Ban Nha đang gặp rắc rối. Tính đến cuối năm 2009, thâm hụt ngân sách/GDP của Tây Ban Nha là 11,2% GDP và dự kiến sẽ tăng vọt trong năm 2010.

Thông thường, mức thâm hụt tương đương 10% GDP đã ở giới hạn nguy hiểm và có thể khiến chi phí lãi vay tăng vọt. Tây Ban Nha cần khoảng 150 tỷ euro để bù đắp cho ngân sách trong năm tài khóa hiện nay.

Thứ hai, cần tính đến tỷ lệ nợ/GDP. Tình hình tại Tây Ban Nha không quá tồi tệ nếu tính theo tỷ lệ này. Nợ/GDP của Tây Ban Nha hiện là khoảng 54% - tỷ lệ vẫn ở mức thấp. Đáng chú ý, tỷ lệ đó đã tăng gấp đôi trong năm qua. Tỷ lệ sẽ tiếp tục tăng khi ngân sách của Tây Ban Nha ngày một được bù đắp bởi tiền vay nợ.

Quan trọng hơn, Tây Ban Nha có khoản nợ lớn cần phải giải quyết trong năm nay. Tổng nợ ước khoảng 225 tỷ euro, trong đó phía nước ngoài nắm 45%. Tính trong tương quan với gói 146 tỷ USD để giải cứu Hy Lạp, gói giải cứu (nếu cần) dành cho Tây Ban Nha sẽ lớn hơn nhiều so với Hy Lạp.

Vấn đề tại Tây Ban Nha từ đâu đến?

Vài năm trước đây, Tây Ban Nha đi đầu về tăng trưởng và ổn định kinh tế tại Liên minh châu Âu. Sự thật là tăng trưởng kinh tế Tây Ban Nha chủ yếu đến từ lĩnh vực xây dựng và bát động sản.

Tây Ban Nha gánh chịu hậu quả của bong bóng nhà đất, bất động sản.

Lĩnh vực xây dựng đóng góp 20% GDP Tây Ban Nha và 12% tổng lượng việc làm ở thời điểm đỉnh cao.

Khi kinh tế hạn chế xuất khẩu, sự bốc hơi của lĩnh vực xây dựng trong vai trò động lực chính của tăng trưởng kinh tế và việc làm cho thấy dự báo của chính phủ Tây Ban Nha về mức tăng trưởng GDP 3% trong năm 2011 và những năm sau đó là quá lạc quan.

Nước nào có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn Tây Ban Nha?

Không có gì ngạc nhiên, khi thị trường xây dựng sụp đổ, tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha tăng nhanh. Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha ở mức khoảng 20%.

Vấn đề khác liên quan đến “sức khỏe” tài khóa của Tây Ban Nha là vấn đề nợ tư nhân, hiện ở mức 178% GDP (theo tính toán gần đây của S&P khi hạ xếp hạng nợ dài hạn của Tây Ban Nha).

Tỷ lệ vỡ nợ dù đã tăng gấp đôi trong 3 năm qua nhưng sẽ vẫn còn tăng tiếp khi thất nghiệp tăng.

Trợ cấp thất nghiệp cao sẽ khiến nợ Tây Ban Nha “phình to”

Tây Ban Nha có hệ thống trợ cấp thất nghiệp hết sức phóng khoáng, người thất nghiệp nhận 65% lương trung bình trong 2 năm nếu trước đó đã làm việc 6 năm.

Lãnh đạo Tây Ban Nha cho rằng nước này không cần xin hỗ trợ. Trong ngắn hạn, họ đúng. Thế nhưng trong dài hạn, mọi thứ có thể thay đổi, họ cần chứng minh có thể tự lập được.

Đồng ý Tây Ban Nha không phải là Hy Lạp. Thế nhưng nếu Tây Ban Nha không thay đổi được hướng đi, vấn đề từ Tây Ban Nha sẽ còn tệ hại hơn Hy Lạp.

Ngọc Diệp
Theo Dân Trí/Fortune


ngocdiep

Trở lên trên