MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khủng bố hay ECB? Đâu là vấn đề chính của kinh tế châu Âu năm 2016?

06-01-2016 - 09:38 AM | Tài chính quốc tế

Liên minh châu Âu (EU) đang bị chia rẽ một cách gay gắt và nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì tình trạng như vậy.

Những căng thẳng địa chính trị và các mối đe dọa khủng bố được dự báo sẽ không hạ nhiệt trong năm nay. Trong khi đó, dân nhập cư tiếp tục tăng sẽ tạo ra những thách thức về chính trị và xã hội cho các nước thuộc lục địa già.

Tuy nhiên, năm 2016 có thể chứng kiến nền kinh tế châu Âu quay trở lại với tốc độ phát triển tích cực. Bởi vậy, việc theo sát 5 vấn đề dưới đây có thể giúp hiểu rõ ràng hơn về bức tranh kinh tế châu Âu.

1. Cuộc khủng hoảng nhập cư

Châu Âu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới II. Liên Hợp Quốc ước tính trong năm 2015 đã có khoảng 1 triệu người vượt biển Địa Trung Hải để thoát khỏi chiến tranh, nghèo đói và khủng bố tại quốc gia của họ.

Khi tình hình an ninh ở Trung Đông ngày càng tồi tệ, luồng người di cư không cho thấy tín hiệu giảm trong năm 2016. Bản thân các nước châu Âu đang bị chia rẻ bởi vấn đề này khi một số nước từ chối giúp đỡ những người tị nạn.

2. Sự rút lui của nước Anh khỏi EU

Tại Anh, chủ đề được quan tâm nhất trong năm 2016 chắc chắn sẽ là tương lai của đất nước này trong EU.

Quốc gia này đang chia rẽ sâu sắc vì vấn đề này. Thủ tướng David Cameron cho biết ông sẽ vận động ủng hộ để Anh tiếp tục làm thành viên của EU cũng như sẽ giành phần lớn thời gian của năm 2016 để đàm phán về cải cách nếu tổ chức kinh tế này sẵn sàng thay đổi.

3. Hiểm họa khủng bố

Năm mới bắt đầu không thể tồi tệ hơn bằng những lời đe dọa khủng bố trên toàn châu Âu. Lễ hội năm mới tại Brussels – thủ đô chính trị của châu Âu – đã bị hủy sau khi các nhà chức trách phát hiện ra một kế hoạch tấn công tự sát. Tại Paris, những màn phoa hoa mừng năm mới đã bị hủy bỏ sau các cuộc tấn công khủng bố hồi tháng 11/2015 khiến 130 người thiệt mạng. Còn tại Đức, hàng loạt các trạm tàu hỏa đã đóng cửa vì cảnh báo khủng bố.

Những lo ngại về khủng bố và tăng cường an ninh sẽ vẫn là vấn đề phổ biến tại khu vực này vào năm 2016. Hầu hết các nước châu Âu đều đã tăng nguồn chi tiêu cho quốc phòng.

4. Sự tách biệt của Nga

Mối quan hệ giữa Nga và các nước châu Âu đang ở tình trạng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Nga đã mất đi đồng minh cuối cùng trong EU là Thổ Nhĩ Kỳ sau khi quốc gia này bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga tại khu vực gần biên giới Syria. Nền kinh tế của đất nước lớn nhất thế giới đang gặp khó khăn và tình hình ở Ukraine vẫn bị đình trệ.

5. Sự phục hồi kinh tế nhen nhóm

Bất chấp những căng thẳng, châu Âu cuối cùng đã có thể thấy những hy vọng cho sự hồi sinh của nền kinh tế khu vực trong năm 2016. Những năm gần đây, lục địa già đã có tăng trưởng chậm và giảm phát, và các nhà lãnh đạo hy vọng mọi thứ sẽ khởi sắc hơn trong năm 2016.

Giá trị của đồng Euro đã giảm mạnh so với đồng USD, khiến châu Âu trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và khách du lịch. ECB đã tăng cường các chương trình kích thích kinh tế và mối hiểm họa mang tên Hy Lạp đã không còn là vấn đề của khu vực sử dụng đồng Euro, ít nhất là trong thời điểm này.

Một số người còn cho rằng châu Âu có thể là lựa chọn đầu tư hàng đầu trong năm 2016.

Theo Thạch Thảo

Người đồng hành

Trở lên trên