MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khủng hoảng kênh đào Suez và câu chuyện kinh tế Nga

24-12-2014 - 15:45 PM | Tài chính quốc tế

Mỹ đã đe dọa sẽ ngưng cung cấp tài chính cho nước Anh nếu Anh không rút hết lực lượng khỏi kênh đào Suez. Anh đã "đốt cháy" dự trữ ngoại hối để bảo vệ đồng nội tệ và cuối cùng phải nhờ tới sự trợ giúp của IMF.

Khủng hoảng Kênh đào Suez là cuộc chiến tranh giữa một bên là liên quân giữa Vương quốc Anh, Pháp, Israel và một bên là Ai Cập bắt đầu từ ngày 29/10/1956. Nước Mỹ đã đe dọa sẽ ngưng cung cấp tài chính cho nước Anh nếu người Anh không rút hết lực lượng khỏi
kênh đào Suez. Khi đó Anh đã "đốt cháy" dự trữ ngoại hối để bảo vệ đồng nội tệ và cuối cùng phải nhờ tới sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). 

Sự kiện này sẽ không phải là khuôn mẫu cho nước Nga của thế kỷ 21, nhưng nhiều chuyên gia phân tích cho rằng có vẻ như Nga đang đi theo con đường của Anh. Điểm khác biệt là chắc chắn Nga sẽ không cầu cứu IMF vì Mỹ đang nắm vai trò chủ chốt ở định chế tài chính này.

Năm 1956, cùng với Pháp, Anh theo Isarel đưa quân vào Ai Cập sau khi Tổng thống Gamal Abdel Nasser quốc hữu hóa kênh đào Suez – huyết mạch thương mại toàn cầu và đá văng các tập đoàn đa quốc gia đang kinh doanh ở đó.

Tuy nhiên, Anh bị thiệt hại nặng nề sau khi đồng bảng bị giới đầu cơ tấn công. Mục tiêu của giới đầu tư là mức tỷ giá cố định 2,80 USD/bảng Anh. Sự kiện này buộc NHTW Anh phải sử dụng dự trữ ngoại hối để bảo vệ mức tỷ giá nói trên. Khi Anh gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì mức dự trữ tối thiểu  2 tỉ USD được cho là cần thiết để chặn đà giảm của đồng bảng, các quan chức nước này bắt đầu tìm kiếm nguồn trợ giúp từ bên ngoài. Nhận thức rằng Mỹ không thể trực tiếp giúp đỡ, Anh quay sang cầu cứu IMF.

"Đối với nước Anh, khủng hoảng kênh đào Suez cũng là một cuộc khủng hoảng tài chính", nghiên cứu được công bố năm 2001 của sử gia IMF James M. Boughton nhận định. 

Đúng như dự báo, không là câu trả lời mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ George M. Humphrey dành cho Anh. Ông chỉ tán thành khi Anh tuân theo chứ không phải chống lại Liên Hợp quốc. 

Đứng trước nguy cơ hệ thống tài chính sụp đổ, chính phủ Anh buộc phải rút quân khỏi Ai Cập. Nhờ đó 1,3 tỉ USD tiền vay quốc tế được giải phóng và đồng bảng được cứu thoát.

Ông Boughton cho rằng nhu cầu trợ giúp tài chính của Anh là đòn bẩy hoàn hảo giúp Mỹ buộc Anh phải rút quân khỏi Ai Cập.

Hãy xem những nét tương đồng hiện nay.

Sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga và khủng hoảng chính trị ở Ukraine đã tạo ra những đòn trừng phạt quốc tế. Chịu thêm tác động từ đà sụt giảm của giá dầu, đồng ruble bị đẩy xuống đáy. Dự trữ ngoại hối của Nga đã giảm khoảng 100 tỉ USD từ mốc 470 tỉ USD vào cuối năm 2013.

Đối với Nga hiện nay, câu hỏi sẽ là liệu những khó khăn về kinh tế có khiến Nga thay đổi cách hành động ở Ukraine?

Thanh Trà

huongnt

Bloomberg

Trở lên trên