MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khủng hoảng lương thực – Cơ hội mới cho các nhà đầu tư

20-05-2008 - 11:48 AM | Tài chính quốc tế

Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, giá lương thực tăng cao, kênh đầu tư vào nông nghiệp trở nên đầy hứa hẹn.

Giá của các mặt hàng lương thực thiết yếu - như lúa gạo, thịt, lương thực hàng ngày và đường - đã tăng chóng mặt. Theo Tổ chức nông-lương của Liên Hiệp Quốc (FAO), trong tháng tư, có đến 55 mặt hàng lương thực tăng giá 53% so với cùng kỳ năm trước.

Trong thời gian này, giá của dầu thực vật và các loại dầu chế xuất từ ngũ cốc đã tăng gấp đôi. Giá gạo đã đạt mức giá kỷ lục trong vài tuần gần đây, khi các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - như Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ - đã giảm sản lượng xuất khẩu nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước.

Theo phân tích của Lehman Brothers, có nhiều lí do giải thích cho sự tăng giá này, một trong số đó là sự tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc. “Khi sản lượng đầu ra của nền kinh tế Trung Quốc đạt 2000 USD/người, lượng tiêu dùng protein đã tăng gấp đôi. Nhu cầu về thịt và ngũ cốc nuôi gia súc tăng lên mạnh. Điều này đã từng xảy ra ở Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản, khi nền kinh tế của họ tăng trưởng nhanh chóng và hiện đang tái hiện tại Trung Quốc.”

Trong nhiều thập kỷ, đầu tư vào nông nghiệp đã không đem lại nhiều lợi nhuận, và năng suất nông nghiệp đình trệ. Nhưng hiện tại, cho tới khi nào chính phủ một số nước không bóp méo thị trường bằng các biện pháp kiểm soát giá cả (đây thực sự không phải là một giải pháp tốt), thì giá lương thực tăng cao sẽ khuyến khích nông dân tìm cách cải thiện năng suất của họ.

Deustshce Bank đã là người tiên phong trong việc tìm kiếm một cơ hội đầu tư vào nông nghiệp, khi mà ngành này đang có những sự biến đổi lớn. Từ 2006, họ đã thành lập Quỹ Đầu tư Thực phẩm Toàn cầu ( Global Agribusiness Fund) chuyên đầu tư vào các công ty thực phẩm, bao gồm các công ty sở hữu các đồn điền; các công ty về công nghệ sinh học; các công ty sản xuất máy móc, vật dụng cho nông nghiệp; và các doanh nghiệp chế biến, phân phối thực phẩm.

Quỹ này thậm chí đã hoạt động hiệu quả hơn thị trường chứng khoán Hồng Kông. Trong 6 tháng qua, nó đã tăng trưởng 5,5%, trong khi chỉ số Hang Seng Index đã giảm 12,5%.

Trong tháng 4, ngân hàng Barclays của Anh cũng đã lập ra những Quỹ đầu tư tương tự tại Hồng Kông và Singapore. Barclays thấy rằng ngành nông nghiệp có tiềm năng đem lại lợi nhuận lớn, không chỉ trong lĩnh vực lương thực nuôi sống con người. Trong tình trạng thiếu hụt năng lượng hiện nay, nhu cầu về các nguồn năng lượng được chế xuất từ dầu cọ và các loại dầu thực vật khác đang tăng nhanh. Do đó đã đẩy giá của các mặt hàng này tăng cao, điều này có thể đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư.

Lehman Brothers cũng không đứng ngoài cuộc. Từ tháng 8 năm ngoái, họ đã bán ra những sản phẩm tài chính phức hợp ( structured products) cho các nhà đầu tư ở Châu Á. (*)

CPN: Đây là một dạng kỳ phiếu cho phép người sở hữu được hoàn vốn trong một khoảng thời gian nhất định (tương tự trái phiếu), ngoài ra người sở hữu còn được hưởng một phần lợi nhuận từ các khoản đầu tư vào lĩnh vực đã ghi trên kỳ phiếu của nhà phát hành kỳ phiếu này (tương tự cổ phiếu).

Trong tháng này, Lehman đã tung ra các “kỳ phiếu có bảo đảm vốn” ( Capital-protected notes - CPN). Họ tung ra các kỳ phiếu này với kỳ vọng giá thực phẩm sẽ tiếp tục tăng trong vòng một năm tới. Các kỳ phiếu này có giá trị được ghi bằng USD, đồng Won của Hàn Quốc, hoặc đô-la Úc. Trong số đó, những kỳ phiếu có giá trị ghi bằng đô-la Úc được ưa chuộng hơn cả, do tỷ lệ lãi suất của Úc đang đạt mức cao nhất trong vòng 12 năm qua.

Các ngân hàng bán lẻ và ngân hàng tư nhân là khách hàng chính của Lehman Brothers. Các khách hàng của họ phần lớn đến từ Hồng Kông, và một phần từ Trung Quốc, Singapore và Đài Loan.

Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, nhu cầu lương thực tăng cao, đầu tư vào nông nghiệp thực sự là kênh đầu tư mới đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư trên thế giới.

(*) Structured Products: là một dạng chứng khoán phái sinh, được kết hợp của từ hai loại công cụ tài chính trở lên, ít nhất một trong số đó phải là công cụ phái sinh, như quyền chọn, hợp đồng tương lai hay hợp đồng kỳ hạn,…
 
Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở các loại chứng khoán đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro, bảo toàn nguồn vốn đầu tư và thu lợi nhuận. Có 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản là hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

 
 
 
 
 
 
Hải Long
Theo Financial Times

tungdn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên