MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khủng hoảng nợ Hy Lạp chỉ mới bắt đầu

11-04-2010 - 08:55 AM | Tài chính quốc tế

Nguồn tiền Hy Lạp có thể tiếp cận đang cạn dần. Niềm tin của nhà đầu tư với Hy lạp đi xuống. Câu chuyện tại Hy Lạp tệ hại hơn nhiều so với tính toán của thị trường.

Những lo lắng về khả năng giải quyết các khoản nợ của Hy Lạp đang khiến người ta sợ hãi về nhiều điều khác.

Thủ tướng Hy Lạp có thể đã tuyên bố quá sớm. Ngày 06/04, chỉ 3 ngày sau khi Thủ tướng Hy Lạp tuyên bố thời kỳ xấu nhất đã qua, lợi tức trái phiếu chính phủ Hy Lạp từ mức 6,5% lên mức 7%. Lợi tức vẫn tiếp tục lên cao và vượt mức 7,5% vào ngày 08/04/2010.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu phát biểu trong một cuộc họp báo rằng tuyên bố vỡ nợ không phải là khả năng dành cho Hy Lạp. Tuy nhiên từ vỡ nợ vẫn từ thường được các chuyên gia phân tích nói tới.

Chi phí bảo hiểm trái phiếu của Hy Lạp trong tuần này đã cao hơn Iceland. Ngân hàng Hy Lạp đã xin chính phủ Hy Lạp hỗ trợ thanh khoản. Thay cho việc kết thúc, khủng hoảng nợ của Hy Lạp dường như đang bắt đầu.

Nếu nhìn qua, những lo lắng trên thị trường trái phiếu bắt nguồn từ sự hoài nghi ngày một tăng dần về khả năng kế hoạch giải cứu khẩn cấp của lãnh đạo nhóm các nền kinh tế châu Âu tháng trước có thể mang lại ích lợi cho Hy Lạp.

Theo điều khoản của thỏa thuận phía châu Âu đạt được, bất kỳ sự hỗ trợ nào đưa ra sẽ cần đến sự chấp thuận của tất cả thành viên thuộc 16 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu. Đức rất bất bình với sự hoang phí của Hy Lạp, vì thế nước này trì hoãn tiền mặt dành cho Hy Lạp nếu thị trường trái phiếu đóng cửa.

Bất kỳ gói giải cứu nào sẽ cần đến sự đồng hỗ trợ từ IMF. Gói hỗ trợ theo quan điểm của Đức, tiền mặt của châu Âu sẽ được cung cấp với mức lãi suất gần mức thị trường, điều này đồng nghĩa với việc thỏa thuận thất bại trong việc đưa ra trần lãi suất cho nợ của Hy Lạp, cứ mỗi lần tâm lý thị trường thay đổi, nước này lãnh đủ.

Chuyên gia thuộc EU cho biết người ta đang thảo luận cách thức để giải quyết vấn đề này. Lãi suất chuẩn sẽ được đặt ra trong khoảng thời gian dài, vì thế sẽ không phải chịu nhiều áp lực từ áp lực thị trường. Một nước có xếp hạng tương tự phải trả mức lãi suất nào cũng sẽ là yếu tố đáng cân nhắc.

Nhóm các chuyên gia lạc quan tin tưởng rằng chính phủ có thể huy động đủ tiền trong 6 tuần tới để ngăn khả năng vỡ nợ, dù với cái giá rất cao. Chính phủ hiện có khoảng 13 tỷ euro tiền mặt, đủ để giải quyết nợ đáo hạn và thâm hụt ngân sách tháng 4/2010. Hy Lạp cần huy động được thêm 10 tỷ cho đến 12 tỷ euro trong tháng 5/2010.

Trong khoảng thời gian còn lại của năm, Hy Lạp cần thêm 25 tỷ euro. Một nhà đầu tư tại Hy Lạp nhận định: “Nếu chúng ta có thể vượt qua tháng 5/2010, thời gian còn lại của năm sẽ khá suôn sẻ”.

Vẫn là một chữ “nếu”. Hy Lạp không còn có thể tổ chức phiên đấu giá trái phiếu mới phát hành bởi lo lắng về khả năng thất bại. Cơ quan quản lý nợ công đã viện đến những ngân hàng lớn tại nước ngoài để phát hành trái phiếu. Thế nhưng nguồn tiền mặt mà Hy Lạp có thể tiếp cận dường như đang cạn dần.

Ông George Papaconstantinou, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, có kế hoạch tổ chức roadshow tại Mỹ trong 10 ngày cuối tháng 4/2010. Ông hy vọng sẽ thuyết phục được nhà đầu tư Mỹ và quỹ tại thị trường mới nổi mua từ 5 đến 10 tỷ USD trái phiếu mới phát hành.

Thật mỉa mai nếu Hy Lạp, một nước thành viên của khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhận tiền vay bằng đồng USD. Tuy nhiên điều đáng lo hơn chính là nhà đầu tư sẽ quan tâm nhiều đến trái phiếu của nhóm nước mới nổi khác với triển vọng tăng trưởng ổn định hơn.

Hiện nay, người ta vẫn chưa rõ Hy Lạp sẽ làm thế nào nếu nhu cầu từ phía Mỹ yếu. Một chuyên gia ngân hàng Hy Lạp nhận định: “Roadshow sẽ mang tính quyết định. Nếu roadshow không thành công, lựa chọn khác sẽ là phát hành trái phiếu ở mức lãi suất rất cao hoặc tìm đến kế hoạch giải cứu.

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp khăng khăng rằng Hy Lạp không muốn tìm đến hỗ trợ từ EU và IMF. Tuy nhiên ông cũng thừa nhận chính phủ nước này không thể nào mãi mãi vay tiền ở mức lãi suất cao như hiện nay.

Ngay cả ở mức lãi suất thấp hơn, Hy Lạp sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn trong vay tiền. Phân tích về tình hình nợ của Hy Lạp do Economist thực hiện cho thấy tỷ lẹ nợ công của Hy Lạp sẽ lên mức 150% GDP. Gánh nặng này quá lớn đối với một nước nhỏ với triển vọng kinh tế u ám như vậy.

Điều này cũng khiến người ta dự báo Hy Lạp cần một gói giải cứu lớn hơn so với tính toán của thị trường. Một số bên mua trái phiếu Hy Lạp có thể nghĩ rằng mức lợi suất mà họ yêu cầu là phù hợp với việc nước này tiến gần hơn đến khả năng vỡ nợ.

Mối lo lớn nhất đối với Hy Lạp hiện nay chính là việc nhà niềm tin của nhà đầu tư vào Hy Lạp đã sụt giảm nghiêm trọng.

Ngọc Diệp
Theo Dân Trí/Economist


ngocdiep

Trở lên trên