MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khủng hoảng sẽ lan rộng toàn châu Âu nếu niềm tin sụp đổ

07-05-2010 - 10:31 AM | Tài chính quốc tế

Khi nhà đầu tư không còn tin vào một nước, họ có thể tiếp tục mất niềm tin vào nhiều nước khác trong cùng khu vực. Khủng hoảng lan ra phần nhiều bởi niềm tin đã mất.

Việc thị trường tài chính toàn cầu hoảng loạn đến phiên thứ 3 là bằng chứng về một khả năng đang diễn ra: Khủng hoảng tài khóa Hy Lạp bắt đầu nhiều tháng trước đây hiện đang lan ra khắp châu Âu như một virus nguy hiểm.

Thị trường lo lắng nhiều hơn về số phận của đất nước có tỷ lệ vượt quá cao tầm kiểm soát của chính phủ.

Người ta gọi đó là hiệu ứng lây lan, thuật ngữ cho sự lan rộng khó đoán của khủng hoảng tài chính. Ngoài ra, việc nhà đầu tư quá hoảng sợ cũng khiến cho mọi chuyện tệ hại hơn.

Sự lây lan xảy ra khi niềm tin vào khả năng trả nợ của một nước sụt giảm.

Nếu nhà đầu tư mất tiền với một nước, họ sẽ tính toán luôn đến khả năng kịch bản tương tự có thể xảy ra với tiền của họ tại những nước khác đang có tình trạng tài chính tương tự.

Nhà đầu tư bán tháo các khoản đầu tư tại nước tiếp theo, nước đó phải trả lãi cao hơn nếu tiếp tục muốn vay tiền, nợ của nước đó vì thế càng tăng lên, quốc gia này rơi vào vòng xoáy chết và tình trạng tồi tệ có thể lan sang nước khác nữa.

Tây Ban Nha đang đi theo hướng bão. Tính trên tương quan với quy mô kinh tế, nợ của Tây Ban Nha thấp hơn so với Mỹ hay Anh. Thế nhưng sự lây lan có thể tạo ra thảm họa ngay cả tại nước kiểm soát được nợ của họ nếu nhà đầu tư thay đổi quan điểm về thâm hụt ngân sách và khả năng giải quyết nợ của nước này.

Rủi ro khủng hoảng nợ đã tăng cao hơn trong những tuần qua và đặc biệt sau phiên giao dịch hoảng loạn ngày thứ Năm tại Mỹ.

Châu Âu năm 2010 dường như đang giống như khủng hoảng Đông Á năm 1997 và 1998, khi đó việc đồng nội tệ Thái Lan trượt giá tạo ra khủng hoảng tương tự tại Hàn Quốc, Indonexia và nhiều nơi khác.

Một khi sự hoảng sợ bắt đầu và hiệu ứng lây lan mạnh hơn, chính phủ các nước sẽ phải đưa ra biện pháp mạnh tay để giải quyết tình hình, biện pháp có thể bao gồm các gói giải cứu và nhiều biện pháp khác để giải quyết nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng.

Châu Á cuối thập niên 1990 đã cần đến hàng tấn tiền từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Mỹ để khủng hoảng có thể chấm dứt. Ngoài ra, chính phủ các nước còn phải thực hiện rất nhiều các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách.

Tại Mỹ, khủng hoảng ngân hàng đã buộc chính phủ Mỹ phải đưa ra Chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP), cho vay không hạn chế và tiến hành thanh tra toàn diện các ngân hàng, yêu cầu tăng vốn nếu cần thiết.

Bài học có thể áp dụng cho tình hình hiện tại chính là Ngân hàng Trung ương châu Âu và nhóm nước chưa chịu ảnh hưởng cần đưa ra các biện pháp can thiệp mạnh tay.

Không chỉ có vậy, quan chức kinh tế hàng đầu những nước chịu ảnh hưởng cần cam kết giảm chi tiêu ngân sách nhiều hơn nếu diễn biến trên thị trường đã đi theo hướng thị trường của niềm tin.

Ông Rodolfo G. Campos, chuyên gia kinh tế tại IESE Business School ở Madrid – Tây Ban Nha, cho rằng: “Một nước cần phải cam kết mạnh mẽ về việc giảm thâm hụt ngân sách để thuyết phục thị trường rằng nước đó thật sự nghiêm túc.”

Ngày thứ Năm, ông Jean-Claude Trichet, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, cho rằng hiện không có bất kỳ sự bàn luận nào về việc mua nợ của các quốc gia – quyết định này sẽ đồng nghĩa với việc cần in thêm tiền để cấp tín dụng không hạn chế cho Hy Lạp và một số nước khác đang trong rủi ro.

Chi phí lãi vay của Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và những nước khác đang khó khăn về tài chính tăng vọt. Đồng euro giảm xuống mức 1,25USD/euro, thấp hơn nhiều so với mức 1,27USD/euro trong phiên giao dịch ngày thứ Tư và 1,35USD/euro ở thời điểm 3 tuần trước đó. Nhà đầu tư tính toán biến động kinh tế châu Âu sẽ tiếp diễn, họ đổ xô vào găm USD.

Thị trường chứng khoán châu Âu giảm điểm, thị trường Anh giảm 1,5%, thị trường Pháp giảm 2,2%, thị trường Tây Ban Nha giảm 3% và thị trường Ý giảm 4,3%. Thị trường chứng khoán Tây Ban Nha giảm 11% tính từ ngày thứ Hai.

Các chuyên gia phân tích trên thị trường đã hy vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sử dụng khả năng tạo tiền không hạn chế để chặn khủng hoảng, dù việc làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín dài hạnh của Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Tuy nhiên, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu không loại bỏ khả năng mua nợ mà ông chỉ nói là chưa bàn đến khả năng này. Như vậy khả năng trên sẽ vẫn có thể tính đến nếu tình hình trở nên tệ hại hơn.

Từ khi ông Trichet đưa ra bình luận trên, mọi chuyện đã tệ hại hơn nhiều. Làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán châu Âu tệ hại hơn, thị trường Mỹ có phần phục hồi.

Làn sóng bán tháo diễn ra mạnh mẽ ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương là điển hình cho sự lây lan và cho thấy khủng hoảng ảnh hưởng thế nào đến tâm lý nhà đầu tư, khi đó các thông tin kinh tế căn bản không còn quá nhiều ý nghĩa.

Trong trường hợp Tây Ban Nha, tổng nợ công của nước này hiện chỉ khoảng 70% GDP trong khi đó con số này tại Đức là 82%, tại Anh là 82% và tại Mỹ là 94%.

Thế nhưng với tỷ lệ thất nghiệp trên 20% và chương trình phúc lợi xã hội quá phóng khoảng, tỷ lệ thâm hut ngân sách 11%, cao hơn 4 lần so với mức trung bình tại khu vực đồng tiền chung châu Âu và rất cao so với con số 2,3% tại Đức. Vì thế để ngăn thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn, Tây Ban Nha cần phải hạn chế chi tiêu hoặc tăng thuế để giảm thâm hụt ngân sách.

Thông thường, họ sẽ mất nhiều năm để đưa ra thay đổi chính sách theo hướng trên, cuối cùng, bong bóng nợ chưa thể phát nổ chỉ sau 1 đêm.

Thế nhưng hiện nay khi cả thế giới đều biết Hy Lạp nợ trầm trọng nhất và khó có thể trả nợ, nhà đầu tư dồn sự chú ý vào Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland.

So với Hy Lạp, Tây Ban Nha có điểm chung là thời tiết nắng ấm và bãi biển “mê hồn” hơn là tỷ lệ nợ quá cao, thị trường chăm chú nhìn vào Tây Ban Nha.

Một khi chi phí lãi vay tăng cao, lợi tức trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha thời hạn 10 năm đã lên mức 4,2% từ mức 3,8% ở thời điểm 1 tháng trước. Chi phí lãi vay càng tăng, khả năng giảm thâm hụt ngân sách càng hạn chế.

Trên các đường phố của Madrid, người Tây Ban Nha không mấy vui vẻ khi nước họ bị so sánh với Hy Lạp, nơi những vấn đề ngân sách và tài khóa bắt nguồn từ chi tiêu quá hoang phí và che giấu nợ.

Một người Tây Ban Nha, cô Alexandra Gonzalez, 28 tuổi nói: “Tây Ban Nha không phải là Hy Lạp.” Thế nhưng mẹ của cô nói: “Thế nhưng nếu mọi chuyện tiếp tục như hiện nay, Tây Ban Nha sẽ trở nên giống Hy Lạp.”


Ngọc Diệp
Theo Dân Trí/WashingtonPost

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên