MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khủng hoảng tín dụng: khủng hoảng lòng tin

26-03-2008 - 14:11 PM | Tài chính quốc tế

Phố Wall giống như một bộ phim trừu tượng với các nhà đầu tư nhưng nếu khủng hoảng niềm tin tiếp tục trở nên tồi tệ, có thể họ nên xem bộ phim "Groundhog Day."

Người khổng lồ Bear Stearns đã trở thành nạn nhân mới nhất trong cuộc khủng hoảng lòng tin tại Phố Wall.

Chỉ cách đấy hơn một tuần, nhìn từ bền ngoài trụ sở của Bear Stearns ở Manhattan - ngân hàng đầu tư lớn thứ năm tại Phố Wall – ngân hàng này vẫn được định giá 2 tỷ USD.

Tuần trước, JP Morgan đã chỉ đồng ý trả cho mỗi cổ phiếu của ngân hàng này 2 USD để tiếp quản lại Bear Stearns trong khi giá cổ phiếu của Bear Stearns trong tuần trước đó vẫn ở mức 60 USD. Nhiều nhân viên bỗng nhiên lâm vào cảnh khống đốn, 2 tỷ USD chỉ kéo dài trong phút chốc.

Cũng giống như những doanh nghiệp khác ở Phố Wall, Bear Sterns cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng cho vay tín dụng mua nhà ở Mỹ. Trong những tháng gần đây, Bear Stearns đã đánh mất niềm tin trên thị trường, dần dần đi xuống và cuối cùng sụp đổ bất thình lình.

Sự sụp đổ của Bear Stearn cho thấy những trạng thái bấp bênh của thị trường tài chính, cũng như lòng tin vốn đang giảm sút cũng mất dần ảnh hưởng. Thiếu lòng tin cũng như thiếu tiền mặt đã làm hại Bear Stearns.

Ngân hàng đầu tư này đã thất bại do các đối tác bao các ngân hàng khác, các quỹ đầu tư hay các tổ chức tài chính – không muốn mở rộng tín dụng với Bear Stearns, và họ không thấy thoải mái khi giao dịch hay giao tài sản cho Bear Stearns trông nom.

Trong tiếng Latin, “tín dụng” (credit) cũng có nghĩa là “tôi tin tưởng” (I believe). Nhưng trong khi kinh tế Mỹ đang bị trì trệ, Phố Wall dường như bị khủng hoảng cả về lý do tâm lý lẫn kinh tế. Trong khi thị trường địa ốc và bong bóng tín dụng nhà dất, mọi người tin rằng các khoản nợ sẽ không đi theo chiều hướng xấu vì nó đã không xảy ra như vây. Khi bong bóng vỡ, tâm lý đó sẽ nhanh chóng xoay theo chiều hướng ngược lại.

Vào những năm 1990, các doanh nghiệp đã có lòng tin tuyện đối vào khả năng xử lý khủng hoảng của cựu chủ tịch FED, ông Alan Greenspan. Khi bong bóng phát sinh, ông Greenspan cùng với sự hỗ trợ của Bộ trưởng Bộ Tài chính lúc đó là Robert Robin và cấp phó của ông Lawrence Summers đã đẩy lùi được bong bóng. Nhưng chủ tịch đương nhiệm của FED ông Ben Bernanke và Bộ trưởng Bộ Tài chính hiện nay ông Henry Paulson vẫn chưa chứng minh được khả năng như Alan Greenspan và Robert Rubin.

Ông Bernanke đã khẳng định khủng hoảng nợ dưới chuẩn đã bị đẩy lùi vào năm ngoái thậm chí trong khi nó còn đang lây lan, và bác bỏ nổi lo tăng lạm phát cũng như giá tiêu dùng. Nhưng những tháng gần đây, ông lại hành động rất sốt sắng như cắt giảm lãi suất vào mở rộng cho vay với các ngân hàng và tổ chức tài chính.

Còn ông Paulson, cựu CEO của Goldman Sachs vẫn đang cải thiện vai trò với công chúng. Khi nói về việc giải cứu Bear Stearns, ông cố đã khẳng định mạnh mẽ những gì mình nói. “Tôi có nhiều tự tin.” Nhưng rõ ràng là ông không hề như vậy.

Trong lúc những chuyên gia đưa ra những dấu hiệu tích cức với Giải pháp kích thích nền kinh tế trọn gói của Tổng thống Bush, câu trả lời hoàn toàn không như ý. Trong giai đoạn hiện tại, khủng hoảng nợ dưới chuẩn đã trở nên rõ ràng từ 9 tháng trước, nhưng chính phủ đã không có hành động cụ thế nào cho đến tháng trước, khi mà mọi thứ hầu như quá muộn.

Đối với các nhà đầu tư hiện nay, tin tức đáng sợ nhất chính là các chỉ số trên thị trường chứng khoán và và giá trái phiếu. Giá giá phiếu kho bạc ngắn hạn - từng là khoản đầu tư an toàn nhất - đã tăng cao nhất trong vòng 50 năm. Đã có khoảng 3,5 nghìn tỷ USD đang nằm trong các quỹ đầu tư chứng khoán, và các tập đoàn phi tài chính đang ngồi trên hàng núi tiền mặt. Nhưng các nhà đầu tư đã không còn đủ lòng tin đổ tiền vào.

Không có sự khắc phục nào nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng trong hệ thống tài chính sẽ trở nên rõ ràng hơn trong những tháng tới và quý tới. Cuộc chiến chống lại rủi ro khiến vay tiền trở nên khó khăn hơn với những sinh viên, những người mua ô tô và mua nhà.

Lòng tin không thể được vay mượn từ FED. Nó phải đến một cách từ từ, và minh bạch. “Thị trường có thể xử lý hầu hết mọi thứ nếu chúng ta biết được đó là gì, và có thể đánh giá nó. Để làm được điều đó, chúng ta cần có nhiều thông tin hơn,” ông Mark Zandi, giám đốc kinh tế của Moody's Economy.com đã nhận định.

Cuộc khủng hoảng đang nảy sinh hiện nay giống như trò chơi đập ếch, với những vấn đề nổi lên ở những nơi khác nhau. Kết quả là, các giám đốc ngân hàng và các nhà chức trách không kiểm soát hết phạm vi vấn đề. Các ngân hàng cũng phải chống đỡ các khoản quyết toán để không bị ảnh hưởng bởi những cuộc sụp đổ bi đát như Bear Stearns. Điều này đúng với: sụp đổ gây ra sự hoài nghi, còn năng lực mang lại lòng tin.

Đối với nhiều người làm việc trong lĩnh vực đầu tư, Phố Wall giống như một bộ phim trừu tượng. Nhưng với việc khủng hoảng niềm tin tiếp tục trở nên tồi tệ, có thể họ nên xem bộ phim "Groundhog Day."

Khánh Hoa
Tổng hợp

khanhhoa

Trở lên trên