MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khủng hoảng Ukraine và mô hình tăng trưởng của Nga

03-10-2014 - 19:11 PM | Tài chính quốc tế

Điểm yếu của nền kinh tế Nga càng bộc lộ khi chịu tác động từ các lệnh cấm vận của phương Tây.

Những dấu hiệu cho thấy kinh tế Nga bất ổn đã xuất hiện từ lâu, trước khi Crimea được sáp nhập vào Nga hay vùng miền Đông Donbas của Ukraine chìm trong khói lửa. Mô hình tăng trưởng trong đó lấy doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt bơm vào nền kinh tế đã không còn hiệu quả kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin trở lại vị trí Tổng thống năm 2012. Tuy nhiên, ông Putin đã từ chối chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới với đầu tư và sáng tạo đóng vai trò chủ lực. 

Điểm yếu của nền kinh tế Nga càng bộc lộ khi chịu tác động từ các lệnh cấm vận của phương Tây. Tình trạng thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn, dòng vốn tháo chạy và môi trường bất ổn khiến Nga mắc kẹt trong thời kỳ tăng trưởng gần như bằng 0. Alexander Kliment – chuyên gia đến từ Eurasia Group, những hiệu ứng mà cuộc khủng hoảng ở Ukraine gây nên thể hiện rõ nhất nhược điểm của mô hình kinh tế Nga. Khi mọi thứ hoạt động tốt, sức mạnh của thị trường giúp củng cố nhà nước Nga. Tuy nhiên, khi chính phủ Nga có xung đột với thế giới bên ngoài, nền kinh tế thiệt hại nặng nề. 

Các doanh nghiệp nước ngoài như công ty vốn cổ phần tư nhân Blackstone và công ty phần mềm Adobe đã tháo chạy khỏi Nga. Đồng ruble tiếp tục giảm giá so với USD. Ngày 30/9, những tin đồn về khả năng Nga áp đặt biện pháp kiểm soát lên dòng vốn chảy ra ngoài nước Nga đã đẩy đồng tiền này xuống mức thấp kỷ lục 39,7 ruble đổi 1 USD. 

Alexei Kudrin, cựu Bộ trưởng Tài chính Nga, cảnh báo rằng tăng trưởng có thể giảm 1 điểm phần trăm mỗi năm trong vòng 3 năm tới. “Chúng ta sẽ luôn ở trong tình trạng sắp suy thoái”, ông nói trong một buổi gặp gỡ với các nhà đầu tư. Trong khi đó, Natalia Orlova – chuyên gia của Alfa Bank, nhận định Nga đang có nguy cơ rơi vào vòng xoáy tăng trưởng chậm, lạm phát cao và đồng ruble lao dốc. “Các lệnh cấm vận khiến Nga tiến nhanh hơn đến kịch bản xấu nhất”, ông nói.

Tháng trước, chính phủ Nga vừa thông qua ngân sách giai đoạn 2015 – 17 dựa trên một số giả định nghe có vẻ lạc quan quá mức: lạm phát 6% (một vài chuyên gia dự đoán chỉ số này sẽ ở mức 8%), tăng trưởng GDP đạt 1,2% (kịch bản lạc quan nhất của World Bank cũng chỉ dự đoán kinh tế Nga tăng trưởng 0,3% trong năm 2015) và giá dầu thế giới ở mức 100 USD/thùng (giá dầu tháng 9 đã giảm xuống dưới 95 USD và được dự báo sẽ tiếp tục giảm). Các nghiên cứu của công ty tư vấn Economic Expert Group nhận định mỗi thùng dầu giảm 1 USD sẽ khiến thu ngân sách của Nga giảm 2,3 tỷ USD. 

Các lệnh cấm vận của phương Tây khiến tập đoàn dầu khí Rosneft không trả được nợ cũng như phát triển các dự án mới, đồng thời các biện pháp kiểm soát xuất khẩu khiến doanh nghiệp này không tiếp cận được các công nghệ tiên tiến để đẩy mạnh khai thác ở vùng cực. Với những lời kêu gọi “nộp” Bashneft lại cho chính phủ, rất có thể ở Nga sẽ xuất hiện một làn sóng quốc hữu hóa. 

Cuối cùng thì Nga sẽ phải thay đổi mô hình tăng trưởng, nhưng đó không phải là điều sẽ xảy ra trong tương lai gần. 


Thu Hương

huongnt

Economist

Trở lên trên