MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Kiểm kê" túi tiền của các hoàng gia

21-02-2015 - 14:57 PM | Tài chính quốc tế

Nữ hoàng Elizabeth II của Hoàng gia Anh có thể tận hưởng cuộc sống trong tòa lâu đài lừng danh Buckingham nhưng khối tài sản gần 450 triệu USD của bà lại như muối bỏ bể nếu so với 45,7 tỉ USD của Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej.

Hoàng gia Anh nổi tiếng toàn cầu nhưng thực tế chưa thể “mon men” tới gần nhóm giàu có nhất thế giới vốn bao gồm những hoàng tộc ít tiếng tăm hơn như Dubai, Brunei, Abu Dhabi và Ả Rập Saudi.

Sự giàu có của các hoàng gia Trung Đông không còn là điều bí mật và nếu mang so sánh xa xôi như vậy thì có vẻ khập khiễng. Tuy nhiên, so với những mảnh đất gần hơn ở châu Âu, hoàng gia xứ sở sương mù vẫn không thể dẫn đầu. Hoàng gia giàu nhất châu lục này là một cái tên mà ít ai có thể tưởng tượng tới.

Not so wealthy: The Queens estimated fortune of £295m pales beside that of other European royals

Nữ hoàng Anh Elizabeth II có khối tài sản khá khiêm tốn với khoảng 450 triệu USD. Ảnh: AP

Hoàng gia giàu có nhất – Lichtenstein

Với khối tài sản ước tính 7,4 tỉ USD, theo tạp chí Forbes, hoàng gia Lichtenstein trị vì một vương quốc chỉ có vẻn vẹn 160km2 nhưng lại đứng đầu danh sách giàu có nhất châu Âu và bỏ xa với các nước ở vị trí tiếp theo.

Đứng đầu gia đình hoàng tộc Lichtenstein là Hoàng thân Hans-Adam II. Dù cũng sở hữu một lượng lớn đất đai và các bộ sưu tập nghệ thuật quý giá nhưng hầu như toàn bộ tài sản của họ đến từ việc kinh doanh ngân hàng.

Super-rich: Lichtensteins Prince Hans-Adam II is Europes richest royal with a fortune of £4.9bn

Hoàng thân Hans-Adam II. Ảnh: Action Press

Tập đoàn LGT của hoàng gia Lichtenstein có trụ sở ở thủ đô Vaduz đứng số một trong số các công ty gia đình lớn nhất thế giới về ngân hàng và quản lý tài sản với khoảng 40 tỉ USD đầu tư ở nước ngoài. Điều hành công ty chủ yếu do em trai của Hoàng thân Hans-Adam là Hoàng tử Philipp và cậu con trai thứ Maxmillian đảm trách.

Hoàng thân 69 tuổi trị vì đất nước giàu có nhất thế giới này từ năm 1989 khi vua cha Franz Joseph II thoái vị trong bối cảnh vương triều của ông không được hoạt động bằng tiền thuế của người dân. Thậm chí vị cựu vương từng nói đùa rằng ông luôn phải làm việc cật lực vào buổi sáng để có thể trị vì vương quốc vào buổi chiều!

46-year-old Hereditary Prince Alois is heir to his familys vast fortune

Hoàng tử Hereditary là người thừa kế của khối tài sản khổng lồ. Ảnh: Most Wanted

Hoàng thân Hans-Adam kết hôn với nữ bá tước Marie Kinsky von Wchinitz und Tettau và cặp đôi hoàng gia này có 5 người con, phần lớn đều giúp sức cho công việc kinh doanh của gia đình.

Hoàng gia tiêu hoang nhất – Hà Lan

Hoàng gia Hà Lan có thể ít người nhưng lại chi tiêu “khủng” nhất, mỗi năm tiêu tốn tới 47 triệu USD. Số tiền dành cho vua Willem-Alexander và nữ hoàng Maxima vào khoảng 8,1 triệu USD/năm, trong khi chi phí cho các chuyến viếng thăm chính thức và các chuyến công du nước ngoài tiêu tốn tiền thuế của dân thêm 30 triệu USD nữa.

Như vậy, hoàng gia nhỏ bé này tiêu tiền còn nhiều hơn cả những người đồng cấp ở Anh. Hoàng gia xứ sương mù chi tiêu khoảng 45 triệu – 55 triệu USD/năm.

Not cheap: The Netherlands Orange-Nassau dynasty costs Dutch taxpayers an estimated £31m to run

Số tiền dành cho vua Willem-Alexander và nữ hoàng Maxima vào khoảng 8,1 triệu USD/năm. Ảnh: Matrix Pictures

Tuy vậy, cũng phải thừa nhận Hoàng gia Hà Lan sở hữu khối tài sản cá nhân khá lớn, khoảng 198 triệu USD, trong đó, phần lớn nằm ở giá trị của tập đoàn khai thác dầu Shell của nước này.

Cũng như hoàng gia Anh, 4 cung điện chính cũng như các đồ trang sức hoàng tộc mà họ thường sử dụng thuộc tài sản quốc gia. Ngoài ra, gia đình hoàng tộc này sở hữu riêng 4 biệt thự khác, bao gồm cả một chiếc ở Tuscany.

Cung điện lớn nhất – Tây Ban Nha

Với 3.418 phòng cộng thêm diện tích mặt sàn khoảng 1,3 triệu m2, cung điện Palacio Real của Tây Ban Nha là cung điện lớn nhất thế giới. Cung điện đồ sộ với diện tích lớn hơn 4 lần Điện Buckingham nổi tiếng của Anh này chỉ được dùng khi tổ chức các nghi lễ, còn gia đình hoàng tộc sống ở một nơi khiêm tốn hơn (nhưng cũng vẫn rất lớn) là cung điện Zarzuela ở ngoại ô Madrid, được xây dựng dưới thời Vua Philip V và hoàn thành năm 1755.

Imposing: The Palacio Real is the largest residence but the Spanish royals live at the Zarzuela Palace instead

Palacio Real. Ảnh: REX

Mặc dù sở hữu cung điện lớn như vậy nhưng Hoàng gia Tây Ban Nha hiện nằm trong số các gia đình hoàng tộc nghèo nhất châu Âu với tài sản cá nhân chỉ khoảng 5 triệu USD mặc dù nhà vua nhận “lương” hơn 160.000 USD cộng thêm các khoản khác lên tới gần 189.000 USD mỗi tháng.

Theo Đỗ Quyên

PV

Người Lao Động

Trở lên trên