MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế thế giới tiếp tục trên con đường gập ghềnh!

21-10-2013 - 07:15 AM | Tài chính quốc tế

Kinh tế thế giới như một cái bập bênh. Bên thấp đang đi lên và bên cao đang đi xuống. Điều này tạo ra những khó khăn mới cũng như những cơ hội mới.

Song, tổng thể, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết trong Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất là không có thảm họa. Nền kinh tế hiện nay đạt được tốc độ tăng trưởng cân bằng hơn.

Trong báo cáo của IMF nêu rõ: “Hoạt động trong các nền kinh tế tiên tiến bắt đầu tăng tốc từ mức độ nhẹ. Ngược lại, tăng trưởng ở Trung Quốc và nhiều nền kinh tế mới nổi khác ở châu Á, châu Mỹ La tinh một số nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập, đã nguội, kể từ khi tăng mạnh sau phục hồi từ cuộc Đại suy thoái”.

IMF trình bày một bức tranh tổng thể nền kinh tế thế giới, trong đó nhấn mạnh đến sự tái cân bằng phức tạp của mô hình tăng trưởng toàn cầu: vừa phải cải thiện tính năng động trong nền kinh tế có thu nhập cao, chủ yếu là Mỹ, vừa giảm tính năng động trong một số các nền kinh tế mới nổi.

Vậy đâu là những rủi ro? Có một số ít những rủi ro là khá rõ ràng. Liệu tiến bộ trong khu vực đồng euro có phải là tạm thời? Làn sóng phản ứng dữ dội chống thắt lưng buộc bụng và tỷ lệ thất nghiệp cao trong các thành viên dễ bị tổn thương của EU vẫn còn khá tốt. Trong khi đó, tiến trình hướng tới một liên minh ngân hàng thực sự trong khu vực châu Âu dường như đã bị đình trệ.

Một tình trạng nguy hiểm hơn là sự cố trong nền chính trị Mỹ, dẫn đến việc thắt chặt chính sách tài chính hoặc thậm chí là nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, nguy cơ khác sự nới lỏng của chính sách tiền tệ không theo quy ước sự gia tăng của tình trạng hỗn loạn lãi suất. Có người sợ rằng lạm phát sẽ đột ngột bùng nổ trong nền kinh tế có thu nhập cao. Điều này dường như rất khó xảy ra.

Ở các nước có thu nhập cao, mối nguy hiểm lớn phát sinh từ tốc độ tăng quá nhanh chính sách thắt lưng buộc bụng tài chính, như đã được nhìn thấy khu vực châu Âu, Vương quốc Anh và gần đây Mỹ. Một hậu quả của sự phụ thuộc quá mức vào chính sách tiền tệ. Các nhà kinh tế trong tương lai có thể băn khoăn về niềm tin phi thường của thế hệ chúng ta trong hiệu quả của chính sách tiền tệ trong thời gian qua , rất rõ ràng, tiết kiệm tiền dư thừa của khu vực tư nhân.

Tại Mỹ, sự phục hồi của ngành bất động sản, tài sản hộ gia đình cao hơn và tín dụng dễ dàng hơn giúp giữ đà hồi phục. Thắt chặt tài khóa năm nay được ước tính là 2,5% GDP. Song, dự kiến con số này sẽ giảm bớt 0,75% trong năm 2014.

Nhật Bản cũng quyết tâm thắt chặt chính sách tài khóa năm tới. khu vực châu Âu, thắt chặt ngân sách dự kiến ​​sẽ giảm từ khoảng 1% của GDP trong năm 2013 xuống dưới 0,5% trong năm tới. Hy vọng rằng khu vực đồng euro có thể đạt được tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu.

Trong dài hạn, tiềm năng tăng trưởng ở các nước giàu và con đường ổn định tài chính là những câu hỏi lớn. Chính phủ cần có một chiến lược mạch lạc cho sự phát triển, đó sẽ là yếu tố quyết định khả năng quản lý tình hình tài khóa.

Đối với nền kinh tế thị trường mới nổi, tăng trưởng được dự báo ở mức chỉ 4,5% trong năm nay và 5,1% trong năm 2014. Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc là 7,6% trong năm nay và 7,3% trong năm 2014; Ấn Độ ước tính chỉ có 3,8% trong năm tài chính này và 5,1% trong năm 2014. Song, các nhà kinh tế lưu ý rằng với mức tăng trưởng 6,3% trong năm nay và 6,5% trong kế tiếp, phát triển khu vực châu Á dự kiến vẫn ​​sẽ tăng trưởng nhanh hơn bất cứ nơi nào khác. Khu vực châu Phi là vị trí thứ hai.

Nền kinh tế thị trường mới nổi phải đối mặt với hai thách thức. Trước hết, hiện tại họ có thể sẽ tìm thấy chính mình trong một môi trường toàn cầu của mức lãi suất cao hơn, giá cả hàng hóa thấp hơn, tăng trưởng mạnh hơn.

Thời gian của tín dụng toàn cầu dễ dàng kết thúc khi thắt chặt tiền tệ trở lại từ từ đối với các nước có thu nhập cao. Thế giới đang được cung cấp thêm một câu chuyện cảnh báo về những nguy hiểm của dòng tiền nóng” vào các nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, các nước này nguy cơ khác: một là tăng trưởng tín dụng quá mức trong quá khứ, đặc biệt là ở Trung Quốc; thêm nữa là sự phụ thuộc quá nhiều vào giá cả hàng hóa cao.

Thứ hai, ngoài những thách thức ngắn hạn, có những thách thức dài hạn đối với một số nền kinh tế thị trường mới nổi. Một sự suy giảm cấu trúc đang diễn ra, ít nhất là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tăng trưởng xuất sắc không kéo dài mãi mãi. Cả hai sự thay đổi toàn cầu ngắn hạn và dài hạn nên được quản lý, để đảm bảo không có gì đi quá sai. Các nước mới nổi phải vượt qua những thách thức trước mắt và tự chuẩn bị cho sự tăng trưởng trung hạn. Họ phải giữ tỷ giá hối đoái linh hoạt và họ cũng nên sử dụng dự trữ ngoại tệ.

Nhìn chung, các nền kinh tế mới nổi hiện đang mạnh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để giữ mức tăng trưởng, các nước này cũng phải khẩn trương xem xét một vòng mới của cải cách cơ cấu - đặc biệt là Ấn Độ.

Trung Quốc có thể phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn giữa sự sụt giảm mạnh cải cách khó khăn về chính trị, bắt tay vào một làn sóng tín dụng khác với hạn mức tín dụng đã rất cao trong nền kinh tế và sự mất cân bằng cấu trúc rất lớn.

Kinh tế thế giới hiện nay đang trên con đường đi tới trạng thái khá hơn bình thường so với trạng thái kỳ lạ đã kéo dài từ năm 2007 tới nay. Đó thực sự là con đường gập ghềnh. 

Thủy Tiên

hangnt

FT

Trở lên trên