MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm do ứng phó kém

13-07-2011 - 07:45 AM | Tài chính quốc tế

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và chính sách hơn cả trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Nền kinh tế Trung Quốc trong quý vừa qua có thể đã đạt mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 2 năm, góp phần làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu. Thủ tướng Ôn Gia Bảo hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và chính sách hơn cả trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Chính phủ Trung Quốc dự báo trong bản báo cáo tháng 7 tới đây sản phẩm quốc nội tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 9,7% của quý I. Giá tiêu dùng tháng 6 cũng đã tăng lên mức cao nhất trong vòng ba năm qua, và bất cứ sự nới lỏng tiền tệ nào của ngân hàng trung ương đều có thể tạo áp lực đẩy giá cả leo thăng.

Sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc được thể hiện thông qua việc lượng nhập khẩu trong tháng 6 đã ở mức thâp nhất kể từ năm 2009, hạn chế việc xuất khẩu sang Mỹ và EU để giải quyết các vấn đề trong nước. Tín dụng ngân hàng cũng đã tăng 58% trong giai đoạn 2009 - 2010.

"Hiện tại bất kỳ sự nới lỏng chính sách hay thông báo về một gói kích cầu lớn khác có thể khiến nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn thực sự, với lạm phát đang chạy ra ngoài tầm kiểm soát cùng nợ công và các khoản nợ xấu chồng chất", trích lời ông Lu Zhengwei, chuyên gia kinh tế của Industrial Bank tại Thượng Hải, người được báo tin tức tài chính Trung Quốc đánh giá là đã đưa ra những phân tích chính xác nhất về nền kinh tế Trung Quốc năm 2010. "Tăng trưởng chậm hơn sẽ giúp nền kinh tế bền vững hơn, và sẽ giúp kiềm chế lạm phát", ông nói thêm.

Chứng khoán phục hồi

Nhà đầu tư chứng khoán trong những tuần gần đây đã đưa ra tín hiệu lạc quan rằng thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể sẽ có một cuộc hạ cánh an toàn khi phát triển chậm lại mà không gây ra sự sụt giảm nào về việc làm và doanh thu của các công ty. Bản tổng kết cho thấy thị trường chứng khoán Thượng Hải đã có 3 tuần tăng liên tiếp, kéo dài nhất kể từ tháng 2.

Sự phục hồi có thể được kiểm định trong những ngày tới đây sau khi Bộ Lao Động Mỹ đưa ra báo cáo về tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ đã tăng lên mức 9,2% trong tháng 6 và biên chế tăng thêm 18000 người.

Kể từ sau sự sụp đổ của thị trường thế chấp ở Mỹ, gây ra cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới, Trung Quốc luôn dẫn đầu toàn cầu về tốc độ phục hồi. Chính phủ nước này đã tung ra một gói kích thích trị giá 586 tỉ USD và khuyến khích bùng nổ tín dụng. Điều này đã khiến dư nợ cho vay tăng lên 48 nghìn tỉ nhân dân tệ (tương đương 7,4 tỉ USD) vào cuối năm 2010. Lạm phát trở thành một hệ quả tất yếu, với việc giá tiêu dùng trong tháng 6 đã tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá thị lợn tăng mạnh

Giá thịt lợn cũng đã tăng cao bởi tình trạng thiếu lương thực do điều kiện thời tiết bất lợi và sự sụt giảm trong nguồn cung cấp thịt lợn, một xu hướng góp phần làm tăng sự bất ổn xã hội ở Trung Quốc. Chính phủ vừa cho biết giá thịt lợn đã tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm một phần năm tỉ lệ lạm phát của tháng 6.

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa cũng đưa ra nỗ lực để bình ổn giá cả thông qua việc tăng lãi suất vào ngày 6/7, lần thứ 5 kể từ tháng 10. Ngân hàng trung ương cũng đã tăng dự trữ bắt buộc của các ngân hàng lên gấp 9 lần kể từ tháng 11, thiết lập một mức kỷ lục mới.

Theo báo cáo từ văn phòng hải quan thì trong tháng 6, xuất khẩu đã nhiều hơn nhập khẩu 22,3 tỉ USD.

"Nới lỏng quá sớm việc thắt chặt tiền tệ sẽ khiến lạm phát không thể kiểm soát", ông Chang Jian, chuyên gia kinh tế của Barclays Capital tại Hồng Kông cho biết. Ông cũng cho rằng sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất nữa sẽ xuất hiện vào cuối tháng 9.

Nhập khẩu ở mức trung bình

Thâm hụt thương mại đã ở mức cao nhất trong 7 tháng. Văn phòng hải quan cho biết, nhập khẩu tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cũng chậm lại, ở mức 18%.

Quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ hai thế giới cũng cho thấy mức nhập dầu thô giảm thấp nhất trong vòng 8 tháng giữa lúc các nhà máy lọc dầu đang bảo trì và nhu cầu năng lượng tăng chậm. Nhập khẩu đồng giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn tăng 10% so với tháng 5.

Chi phí cao hơn đang làm giảm lợi nhuận từ lọc dầu và sản xuất thép. Công ty Angang Steel cho biết bản báo cáo doanh thu thực trong 6 tháng đầu có thể giảm 92% do sự gia tăng đáng kể của giá nguyên liệu thô và nhiên liệu.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã công bố các biện pháp tài chính trong năm nay, bao gồm một chương trình bán nhà ở mức thấp kỷ lục và nổ lực để giải quyết đồng thời tình trạng thiếu nước và lũ lụt ở nhiều nơi. Tân Hoa Xã đưa tin vào ngày 9/7 đã trích lời của Chủ tịch Hổ Cầm Đào phát biểu rằng hệ thống thủy lợi sẽ được ưu tiên để bảo đảm sự an toàn cho nguồn cung lúa gạo.

Tăng trưởng chậm lại

Tăng trưởng được dự báo sẽ chậm lại trong nửa cuối năm khi chính phủ tăng mức thuế thu nhập cá nhân lên 75%, đồng thời điểu chỉnh một số khoản thu và giảm thuế đối với các công ty nhỏ. Bộ trưởng bộ tài chính Xie Xuren cho biết.

Hiện tại, việc đưa ra các biện pháp tài chính sâu rộng hơn có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ của các khoản nợ xấu ở các địa phương, vốn được sử dụng để thực hiện gói kích cầu năm 2009 - 2010.

"Các biện pháp giải quyết tài chính rộng hơn đang được hạn chế:, ông Kelvin Lai, chuyên gia kinh tế của Daiwa Capital Markets ở Hồng Kông nói. "Chính phủ Trung Quốc đang thực sự lo ngại về các khoản vay của chính quyền địa phương".

Trong trường hợp xấu nhất, tổng nợ xấu của các ngân hàng có thể lên tới tỉ lệ cao nhất là 18%, dịch vụ đầu tư Moody Investor Service cho biết trong bản báo cáo tuần trước. Công ty này cũng tỏ ra lo ngại việc các ngân hàng hy vọng chính phủ sẽ can thiệp để giúp họ giải quyết các khoản nợ xấu.

Theo Quốc Dũng

VEF

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên