MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Liên hợp quốc: Biện pháp thắt chặt ngân sách đẩy thế giới gần hơn đến “vòng xoáy giảm phát”

15-09-2010 - 07:56 AM | Tài chính quốc tế

Liên hợp quốc cho rằng việc tiếp tục mở rộng chính sách tài khóa là cần thiết để ngăn vòng xoáy giảm phát và sự đi xuống của thị trường việc làm.

Theo Liên hợp quốc (UN), các biện pháp thắt chặt tài khóa quá sớm tại châu Âu và Mỹ đang đẩy có thể đẩy kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy giảm phát, tiêu dùng theo đó sụt giảm và hàng triệu người không có việc làm.

Trong báo cáo thường niên về thương mại và phát triển, Liên hợp quốc cho rằng người Trung Quốc, Đức và Nhật cần đưa ra biện pháp tăng tiêu dùng nội địa còn người Mỹ cần tiêu thụ bớt hàng hóa để giúp giải quyết những vấn đề mất cân bằng trong nội tại kinh tế thế giới.

Báo cáo 204 trang của UN có đoạn viết: “Việc tiếp tục mở rộng chính sách tài khóa là cần thiết để ngăn vòng xoáy giảm phát và sự đi xuống của thị trường việc làm. Không phải tất cả các nước đều phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng và tạo việc làm. Hơn lúc nào hết, họ cần chú ý đến tăng nhu cầu tại nội địa.”

Nhóm nước châu Âu bao gồm Hy Lạp, Tây Ban Nha đã công bố biện pháp thắt chặt ngân sách trong đó lương hưu và lương của lao động trong lĩnh vực công giảm.

Tại Mỹ, chính quyền các bang, thành phố đang giảm dịch vụ, trong đó có số giờ làm việc của lực lượng làm việc khẩn cấp và giáo viên. UN cho rằng việc hạn chế tài chính công có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu.

UN cho rằng: “Việc rút đi các kế hoạch kích thích quá sớm tại châu Âu đã khiến rủi ro suy thoái lần 2 tại khu vực này, thậm chí trên thế giới, tăng cao hơn. Suy thoái lần 2, với tác động tiêu cực lên nguồn thu, sẽ tiềm ẩn rủi ro đối với tài chính công hơn là tiếp tục chính sách hỗ trợ tài khóa.”

Việc đồng euro hạ giá sâu trong nửa đầu năm 2010 đồng nghĩa với việc châu Âu đang xuất khẩu thất nghiệp sang các nước còn lại trên thế giới.

UN lạc quan với triển vọng của nhóm nền kinh tế Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á cho đến nay đã đi đầu đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. UN cảnh báo chính phủ các nước đang phát triển cần đưa ra biện pháp phù hợp để kiểm soát tiền tệ ngăn hoạt động đầu cơ quá mức

Thúy Nga
Theo Bloomberg


ngocdiep

Trở lên trên