MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lời cảnh báo về chủ nghĩa tư bản thân hữu

21-10-2014 - 09:03 AM | Tài chính quốc tế

Một nghiên cứu mới của Ngân hàng thế giới (World Bank) chỉ ra rằng chủ nghĩa tư bản thân hữu sẽ làm sụt giảm tăng trưởng, việc làm và sức cạnh tranh của một nền kinh tế.

Phong trào Mùa xuân Arab về cơ bản gần như đã không thể đạt được những mục tiêu mà các nhà lãnh đạo phong trào này đề ra lúc ban đầu. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các nhà kinh tế học, phong trào này đã mang đến hai ví dụ xuất sắc cho “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (crony capitalism – thuật ngữ được Giáo sư Randall G. Holcombe đưa ra năm 2013 để miêu tả hệ thống kinh tế trong đó lợi nhuận của doanh nghiệp lệ thuộc vào các mối quan hệ chính trị).

Sau cuộc cách mạng ở Tunisia năm 2011, 214 doanh nghiệp – cùng với khối tài sản trị giá 13 tỷ USD (gồm 550 bất động sản và 48 du thuyền) đã bị tịch thu từ tay Tổng thống bị lật đổ Zine el-Abidine Ben Ali và các họ hàng thân hữu của ông. Ở Ai Cập, ít nhất 469 công ty có mối quan hệ với Hosni Mubarak – vị Tổng thống bị phế truất không lâu sau Ben Ali. 

Sử dụng các số liệu mới chỉ được công bố rộng rãi kể từ khi phong trào Mùa xuân Arab nổ ra, các nhà kinh tế học của World Bank đã nghiên cứu chi tiết những tổn hại mà “chủ nghĩa tư bản thân hữu” có thể gây ra cho một nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu của World Bank cho thấy trong số các doanh nghiệp cỡ vừa và lớn của Ai Cập, những doanh nghiệp có kết nối với hệ thống chính trị đóng góp khoảng 60% tổng lợi nhuận trong năm 2010. Tuy nhiên, bộ phận này chỉ tạo ra 11% số lượng việc làm của khu vực tư nhân.

Dường như các doanh nghiệp được kết nối với các đảng phái chính trị rất may mắn khi có những rào cản thương mại phi thuế quan bảo vệ. Khoảng 71% các doanh nghiệp này hoạt động ở những thị trường được bảo hộ bởi ít nhất 3 hàng rào chống nhập khẩu. Cơ chế trợ cấp năng lượng là cách thường được các chính phủ sử dụng để giúp “những người bạn”: khoảng 45% các doanh nghiệp có kết nối với đảng phái chính trị hoạt động trong lĩnh vực năng lượng. 

Ở Tunisia, đế chế của cựu Tổng thống Ben Ali thống trị ngành viễn thông và vận tải hàng không, chiếm 21% tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp Tunisia trong năm 2010 nhưng chỉ đóng góp 3% tổng sản lượng và tạo ra 1% lượng việc làm của khu vực tư nhân. Chúng có lợi nhuận và thị phần cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác trong các ngành mà quyền kinh doanh và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được chính phủ quản lý chặt chẽ, trong khi bị tụt lại phía sau ở những ngành chính phủ quản lý lỏng lẻo hơn. 

Mặc dù Messrs Mubarak và Ben Ali đều đã bị phế truất, nghiên cứu của World Bank cảnh báo rằng vẫn có rủi ro những thói quen cũ kỹ quay trở lại. Đặc biệt, quan đội hùng mạnh của Ai Cập dường như đang đi theo xu hướng thân hữu. Thêm vào đó, ở các nước này vẫn còn tồn tại rất nhiều chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp có đảng phái chính trị “chống lưng”.

Thu Hương

huongnt

Economist

Trở lên trên