MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mạo hiểm hay may mắn tạo nên giàu có?

12-06-2013 - 11:49 AM | Tài chính quốc tế

Vai trò của may mắn đối với giàu có không còn là vấn đề mang tính chất hàn lâm mà còn liên quan đến chính trị.

Nếu chúng ta kết luận rằng giàu có được tạo nên từ làm việc chăm chỉ, dám chấp nhận rủi ro và có những ý tưởng tuyệt vời, rõ ràng người giàu không nợ gì xã hội. Tuy nhiên, nếu như giàu có chỉ đơn giản là do may mắn, hoặc họ có được khối tài sản kếch xù là do dựa vào cơ sở hạ tầng vốn được tài trợ bởi ngân sách quốc gia, người giàu mắc nợ xã hội và phải trả nợ bằng thuế hay các hoạt động từ thiện. 

Mùa hè năm ngoái, cuộc tranh luận về may mắn và làm việc chăm chỉ, tự thân vận động hay nhờ vào xã hội đã trở thành điểm nóng với bài phát biểu tại ĐH Priceton của Michael Lewis. Là cây bút chuyên viết về tài chính, Lewis cho rằng thành công thường đến từ may mắn và những tình huống được cho là ngẫu nhiên. Những người thành công thường “hợp lý hóa” thành công của họ bằng cách cho rằng thành công đến từ tài năng, quá trình làm việc hoặc trí thông minh. 

Sau đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama khơi lại cuộc tranh luận trong chiến dịch tranh cử. Nhiều người cho rằng ông Obama đã đi chệch hướng khi nói về đường sá, cầu cống và các ngôi trường công. Tuy nhiên, lập luận của ông Obama vẫn làm dấy lên cuộc tranh luận về việc nhà giàu phải trả mức thuế “công bằng hơn”. 

Tuy nhiên, người giàu nghĩ gì về bản thân họ? Khảo sát từ hãng nghiên cứu Spectrem Group cho thấy trong khi một số người cho rằng may mắn đóng vai trò quan trọng trong thành công của họ, rất nhiều người cũng khẳng định lao động chăm chỉ, giáo dục và chấp nhận rủi ro đóng vai trò quan trọng hơn. 

Trong số những người có tài sản từ 5 triệu USD trở lên, hơn 98% cho rằng lao động chăm chỉ là “nhân tố tạo nên sự giàu có”. Hơn 90% đánh giá cao yếu tố giáo dục. Các yếu tố quan trọng khác lần lượt là “đầu tư thông minh”, “tính căn cơ tiết kiệm” và "chấp nhận rủi ro”.

Hơn một nửa số người tham gia khảo sát cho rằng họ đã “ở đúng chỗ vào đúng thời điểm”. Tuy nhiên, nhân tố này kém quan trọng hơn nhiều so với yếu tố làm việc chăm chỉ và giáo dục. 

Tuy nhiên, trong số các ông chủ, số người tự cho rằng họ giàu có nhờ may mắn cao hơn nhiều. 79% cho rằng họ đã “ở đúng chỗ vào đúng thời điểm”. 50% cho rằng may mắn là yếu tố quyết định. 

Có thể rút ra kết luận gì từ những con số trên? Theo George Walper, chuyên gia đến từ Spectrem Group, các dữ liệu cho thấy sự cân bằng. Một số người nhận ra thành công của họ đặc biệt dựa vào may mắn. Tuy nhiên, một số người không nghĩ như vậy. Có thể, cái tôi đóng vai trò quá quan trọng đối với những người đánh giá thấp vai trò của may mắn. 

Thu Hương

huongnt

CNBC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên