MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Máy ATM – Điều kỳ diệu mới của các ngân hàng Myanmar

31-05-2012 - 12:43 PM | Tài chính quốc tế

Khi Myanmar mở cửa sau 5 thập kỷ, đất nước vốn chỉ dùng tiền mặt này đã tìm được phương án thay thế - những chiếc thẻ nhựa.

Các ngân hàng tư nhân của Myanmar đã bắt đầu cho ra mắt các máy ATM trong vài tuần gần đây, hứa hẹn sẽ thay đổi tương lai của đất nước mà người dân thường kéo theo bao tải và va li đựng đầy tiền mặt khi đi đến ngân hàng. Kể cả một số công ty lớn và các phòng ban của chính phủ cũng ưa thích sử dụng tiền mặt. Giờ đây, những kế hoạch đầy tham vọng đang được vạch ra. 
 
Hệ thống ngân hàng Myanmar là một trong những hệ thống lạc hậu nhất thế giới sau nhiều năm bị áp đặt các chính sách cấm vận. Việc chuyển tiền ra nước ngoài thường phải thông qua sự trợ giúp của hawala – hình thức chuyển tiền nguyên thủy của châu Á với các tổ chức chuyển tiền trôi nổi. 

Tuy nhiên, trong 2 tháng qua, các ngân hàng đã giới thiệu hệ thống ngân hàng điện tử cơ bản mặc dù vẫn có một số giới hạn. Máy ATM của các ngân hàng không được kết nối với nhau và không thể giao dịch trực tuyến. Mặc dù lệnh cấm vận của Mỹ và châu Âu đã được tạm dừng, các ngân hàng Myanmar vẫn không thể kết nối với các ngân hàng trên toàn thế giới. 

Theo Maung Maung Win, một trong hai phó thống đốc ngân hàng nhà nước Myanmar, trong vòng 2 tháng tới, NHTW sẽ thành lập một phòng ban mới chuyên trách xây dựng hệ thống thẻ ghi nợ cho phép các ngân hàng chia sẻ máy ATM với nhau và cung cấp các dịch vụ đa dạng. 

Trong những năm 1950, đã có một số ngân hàng địa phương và nước ngoài hoạt động ở Myanamar, tuy nhiên, sau cuộc hỗn loạn quân sự năm 1962, các ngân hàng bị dẹp bỏ khi đất nước này tiến tới kinh tế xã hội chủ nghĩa. Năm 1988, nền kinh tế thị trường quay trở lại và đến năm 1992 các ngân hàng tư nhân được phép hoạt động. Các ngân hàng nước ngoài bắt đầu mở văn phòng đại diện với hi vọng kinh doanh trên đất nước giàu tài nguyên có dân số 60 triệu người. 

Tuy nhiên, trong năm 2003 các vụ gian lận của khu vực ngân hàng khiến 3 ngân hàng sụp đổ. Hoạt động rửa tiền từ đó đã giảm dần nhưng hệ thống ngân hàng vẫn tồn tại nhiều vấn đề trong đó có các qui định giới hạn khiến các ngân hàng nước ngoài chỉ có thể nghiên cứu tại các văn phòng đại diện mà thôi. 

Có 17 ngân hàng nước ngoài vẫn duy trì các văn phòng như vậy tại Myanmar. Con số tăng lên khoảng 40 vào đầu những năm 2000 và tiếp tục tăng lên trong vài tuần trở lại đây.  

Theo Maung Maung Win, các ngân hàng Nhật Bản quan tâm nhiều nhất đến khu vực ngân hàng của Myanmar. Hai ngân hàng của Nhật Bản là Mitsubishi và Sumitomo cùng với United Overseas Bank đến từ Singapore và một số ngân hàng khác của Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ cũng tỏ ra hứng thú.

Sớm nhất là đầu năm 2013 hoặc chậm nhất là đến năm 2015, các ngân hàng nước ngoài có thể được phép mở các ngân hàng liên doanh hoặc chi nhánh tại Myanmar, phụ thuộc vào luật đầu tư trực tiếp nước ngoài mới và kết quả của các cải cách ở Myanmar. 

Cùng lúc này, các ngân hàng nội địa cũng đang ráo riết gia tăng dịch vụ trước khi phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Irrawaddy Bank thuộc sở hữu của tập đoàn Zaw Zaw's Max mới được thành lập cách đây 2 năm nhưng đang đặt mục tiêu mở rộng qui mô với 45 chi nhánh và 1.500 nhân viên trong năm tới. Ngân hàng này hiện đang có 20 chi nhánh với 970 nhân viên.

Anh Thư

huongnt

Reuters

Trở lên trên