MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Moody xem xét hạ xếp hạng tín dụng Mỹ

14-07-2011 - 06:58 AM | Tài chính quốc tế

Moody chỉ ra việc nội bộ chính phủ Mỹ tiếp tục bế tắc trong thỏa thuận nâng trần nợ là nguyên nhân tổ chức đưa ra quyết định trên.

Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody đưa xếp hạng tín dụng của Mỹ vào diện xem xét hạ bởi các cuộc đối thoại để nâng trần nợ Mỹ 14,3 nghìn tỷ USD đang bế tắc. Điều này không khỏi khiến thị trường lo lắng về khả năng bế tắc chính trị sẽ dẫn đến vỡ nợ.

Moody còn cho biết thêm xếp hạng Aaa của các tổ chức tài chính có liên quan trực tiếp đến chính phủ Mỹ; bao gồm 2 tập đoàn cho vay thế chấp lớn nhất Fannie Mae và Freddie Mac; ngân hàng Federal Home Loan Banks và ngân hàng the Federal Farm Credit Banks cũng sẽ bị đưa vào diện xem xét hạ.

Moody cho biết Mỹ đã có xếp hạng Aaa từ năm 1917 và đến năm 1995 đã bị đưa vào diện cảnh báo lần đầu tiên bởi trần nợ không được nâng đúng lúc để ngăn việc không trả được một số khoản nợ. Theo Moody, xếp hạng có thể bị giảm xuống mức Aa và chẳng có gì đảm bảo Moody sẽ lại đưa xếp hạng về mức cũ thậm chí nếu như người ta giải quyết được nhanh chóng vấn đề vỡ nợ.

Ông Anthony Cronin, chuyên gia chuyên về thị trường trái phiếu tại ngân hàng Societe General SA ở New York, nói: “Tuyên bố của Moody cho thấy tầm quan trọng của việc thống nhất nâng trần nợ và không đẩy nước Mỹ vào cảnh vỡ nợ. Ngoài ra cần phải đảm bảo chính phủ Mỹ có kế hoạch tài khóa tốt đề kiềm chế chi tiêu và thâm hụt ngân sách đã tăng trong suốt vào năm qua.”

Sau tuyên bố của Moody, đồng USD lập tức suy yếu, giá trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ không thay đổi nhiều. Chỉ số IntercontinentalExchange Inc.’s Dollar, chỉ số theo dõi biến động của đồng USD so với 6 loại tiền tệ lớn khác trong đó bao gồm đồng euro, yên và bảng Anh, hạ phiên thứ 2 liên tiếp,

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ thời hạn 10 năm không thay đổi nhiều ở mức 2,88%. Phiên ngày thứ Ba, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cùng thời hạn có lúc giảm xuống 2,81%.

Bộ Tài chính Mỹ lập tức đưa ra tuyên bố rằng cảnh báo của Moody được đưa ra đúng lúc và Quốc hội Mỹ cần hành động nhanh chóng để giảm thiểu khả năng vỡ nợ.

Ngọc Diệp
Theo Bloomberg,Reuters

ngocdiep

Trở lên trên