MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỹ có nguy cơ "thua đau" trước Trung Quốc trong vụ thâu tóm Sheraton

23-03-2016 - 14:52 PM | Tài chính quốc tế

Các công ty Trung Quốc đang “phát cuồng” với trào lưu mua lại các công ty của phương Tây. Trong cuộc tranh giành với các công ty phương Tây, họ thường có lợi thế.

Những gì đã xảy ra trong cuộc chiến này?

Starwood Hotels & Resorts Worldwide sở hữu các thương hiệu như Westin, St. Regis, Four Points và đặc biệt là thương hiệu nổi tiếng Sheraton.

Tháng trước, Starwood đã gật đầu với lời chào mua từ Marriott với giá 79,88 USD/cổ phiếu. Sau đó mức giá chào mua đã bị hạ xuống chỉ còn 63,74 USD mỗi cổ phiếu

Tuy nhiên, tuần vừa qua, Starwood Hotels & Resorts Worldwide nhận được đề nghị từ Công ty bảo hiểm Trung Quốc Anbang cùng một nhóm các công ty khác về việc mua lại công ty này. Anbang cùng nhóm các công ty cũng từng thỏa thuận mua Waldorf Astoria 18 tháng trước đây. Anbang muốn mua lại Starwood với giá 76 USD/cổ phiếu và đến thứ 6 vừa qua, tăng giá lên 78 USD/cổ phiếu.

Sau đó, Marriott quay lại và chào giá Starwood 79,53 USD/cổ phiếu.

Bây giờ câu hỏi là, Anbang sẽ dừng lại hay chạy đua tiếp. Câu trả lời là, công ty này có nhiều khả năng còn tiếp tục chạy đua.

Theo ông Sachin Shah, một nhà chiến lược về sáp nhập của Albert Fried & Co., cổ phiếu của Marriott lại giảm. Trong khi đó, cổ phiếu Starwood giảm xuống còn khoảng 78,85 USD/cổ phiếu, không cao hơn nhiều so chào giá từ Anbang.

“Phát cuồng” vì các thương vụ mua lại

Anbang thừa hiểu nếu mua Starwood họ sẽ có những gì. Hồi đầu tháng này, Anbang mua Strategic Hotels & Resorts từ tay Blackstone Group. Số tiền phải trả của Anbang lớn hơn 450 triệu USD so với số tiền Blackstone bỏ ra để mua lại Strategic Hotels & Resorts. Phía Anbang cho rằng, đây một bước đi tốt cho dài hạn.

Những thỏa thuận này có ý nghĩa rộng lớn hơn. Các công ty Trung Quốc đang “phát cuồng” với trào lưu mua lại các công ty của phương Tây. Trong cuộc tranh giành với các công ty phương Tây, họ thường có lợi thế.

Về dài hạn, việc mua công ty lớn của phương Tây sẽ đem lại giá trị. Sau khi mua lại, thương hiệu và sản phẩm sẽ trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường nội địa Trung Quốc. Việc mua lại cũng có sự ủng hộ từ chính phủ Trung Quốc. Giả sử họ có vung tiền quá đà thì cũng chẳng có cổ đông nào “kêu gào”.

Đường dài mới biết ngựa hay

Ông Hernan Cristerna của JPMorgan “ấn tượng với các công ty châu Á, đặc biệt là Trung Quốc”, bởi họ thường “tính kế lâu dài”. Họ không lo chuyện 1,2 năm, mà phải lo cho chuyện của 5-10 năm sau. Do đó, việc mua lại là một chiến lược, có mục đích rõ ràng.

Điều này ngược với vụ của Marriott. Cổ phiếu của Mariott tiếp tục giảm. Cũng có thể Anbang sẽ bỏ cuộc. Khi mua lại các công ty của Mỹ, Trung Quốc coi trọng khả năng đạt được thỏa thuận trên cả vấn đề tài chính. Về phía công ty của Mỹ, bán cho công ty Trung Quốc phức tạp hơn, có thể bị cơ quan quản lý can thiệp.

Có vẻ Anbang không có sự hỗ trợ của chính phủ và đã có tầm nhìn dài hạn đến năm 2020, 2025, câu hỏi đặt ra là, nếu họ mong muốn đến thế, sao không tăng giá thỏa thuận lên?

Kim Sơn

Business Insider

Trở lên trên