MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỹ thua Singapore về năng lực cạnh tranh

03-03-2009 - 13:08 PM | Tài chính quốc tế

Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Liên minh châu Âu tăng trong khi năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ giảm đáng kể.

Đây là kết quả được một nhóm nghiên cứu trung lập công bố hôm thứ Tư tuần trước. EU (trừ Bulgaria và Romania tham gia Liên minh châu Âu năm 2007) xếp thứ 20.

Báo cáo của Quỹ Đổi mới và Công nghệ thông tin xếp Mỹ đứng thứ sáu trong số 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Báo cáo này dựa trên 16 chỉ số về đổi mới và năng lực cạnh tranh. Các chỉ số bao gồm vốn đầu tư rủi ro, các nhà nghiên cứu khoa học, chi phí dành cho nghiên cứu và thành tựu giáo dục.

Nghiên cứu đánh giá Singapore là quốc gia có năng lực cạnh tranh tốt nhất. Quốc gia này đã triển khai chiến lược đổi mới quốc gia vài năm trước bằng việc đầu tư mạnh và tuyển dụng các nhà khoa học và kỹ thuật gia hàng đầu trên thế giới.

Báo cáo cũng cho rằng những xu hướng này cho thấy Mỹ và châu Âu không có nỗ lực thực sự để tăng cường đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh. Thế kỷ này không còn là thế kỷ của Đại Tây Dương mà của Thái Bình Dương, hay có thể nói chính xác hơn là thế kỷ của Đông Nam Á.”

Đánh giá năng lực cạnh tranh và đổi mới là công việc phức tạp. Quan niệm và phương pháp nghiên cứu khác nhau mang lại những kết quả khác nhau. Ví dụ, báo cáo cạnh tranh toàn cầu mới đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp Mỹ đứng thứ nhất. Kết quả báo cáo của Diễn đàn được dựa trên các cuộc điều tra ý kiến.

Báo cáo của RAND hồi năm ngoái kế luận rằng nước Mỹ “không có gì phải lo ngại” về việc mất năng lực cạnh tranh về khoa học và công nghệ.

Thế nhưng báo cáo của Quỹ Đổi mới và Công nghệ thông tin cảnh báo rằng năng lực cạnh tranh và đổi mới của nước Mỹ “đang suy giảm khi nhiều quốc gia khác đầu tư mạnh mẽ cho phát triển.”

Một số quốc gia như Singapore, Phần Lan và Trung Quốc có nhiều chính sách để kích thích đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Những chính sách này nhằm xây dựng “hệ sinh thái đổi mới” bao gồm giáo dục, đào tạo, bảo vệ sở hữu trí tuệ và nhập cư.

Theo ông John Kao, nguyên là giáo sư tại trường kinh tế Havard, nghiên cứu của Quỹ là một nỗ lực đầy tham vọng nhằm đưa ra đánh giá chính xác. Ông gọi các kết luận trong báo cáo là “lời cảnh tỉnh.”

Khánh Hoa
Theo IHT

khanhhoa

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên