MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỹ - Trung Quốc: Sự thật mất lòng

30-11-2010 - 18:33 PM | Tài chính quốc tế

Sau quá nhiều nỗ lực thuyết phục Trung Quốc đưa ra cái mà Mỹ gọi là để cân bằng kinh tế thế giới, chính phủ Mỹ sẽ buộc phải thẳng tay hành động.

Khi các nhà hoạch định chính sách không thể thành công trong giải quyết một số vấn đề quan trọng của thế giới như các vấn đề tạo ra sự mất cân bằng, chính phủ Mỹ không còn cách nào khác ngoài việc phải thông báo rõ ràng với Trung Quốc.

Một cách kín đáo nhưng đúng thời điểm, chính phủ Mỹ phải thông báo với Trung Quốc rằng Mỹ sẽ đưa Trung Quốc vào danh sách nước thao túng tiền tệ và đưa vụ việc ra Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nếu Trung Quốc không tăng mạnh giá đồng nhân dân tệ.

Những yếu tố mất cân bằng đáng lo ngại giữa 2 nền kinh tế lớn tiềm ẩn rủi ro không nhỏ. Thặng dư thương mại của Trung Quốc đang tăng trở lại khi chính phủ nước này thắt chặt chính sách tiền tệ bởi lo lắng về khả năng tăng trưởng quá nóng.

Trung Quốc vẫn duy trì nền kinh tế tăng trưởng mạnh bất chấp các nước khác cũng như thế giới và kinh tế toàn cầu tăng trưởng yếu. Trung Quốc lẽ ra nên để đồng nhân dân tệ tăng và củng cố nhu cầu nội địa. Điều này sẽ giúp kiềm chế lạm phát và bù lại ảnh hưởng từ việc thặng dư thương mại giảm.

6 tháng qua, tăng trưởng sản lượng của Mỹ giảm một nửa khi thâm hụt ngân sách tăng cao. FED đưa ra chương trình nới lỏng định lượng lần 2 và nhiều khả năng sẽ kéo dài chương trình giảm thuế từ thời kỳ cựu Tổng thống Bush đặt mục tiêu kích thích nhu cầu nội địa, tuy nhiên họ nhiều khả năng không thành công.

Vì thế chiến lược cân bằng đang đi sai hướng. Thâm hụt ngân sách Mỹ và chương trình nới lỏng định lượng đã thay thế cho lĩnh vực tư nhân tại Mỹ trong vai trò người tiêu dùng cuối cùng, thương mại thực tế cản trở chứ không phải kéo kinh tế phục hồi.

Trong quý 3/2010, dự trữ của Trung Quốc tăng mạnh hơn bao giờ hết. Thặng dư thương mại Trung Quốc 6 tháng qua tăng hơn 50% so với năm ngoái. Sự mất cân bằng thương mại giữa 2 nước đã lên mức cao kỷ lục.

Trong trung hạn, mô hình trên sẽ dẫn đến hoạt động tháo chạy khỏi tự do thương mại và dòng chảy tài chính tự do. Trong dài hạn, yếu tố mất can bằng sẽ “ươm mầm” cho khủng hoảng mới.

Dòng chảy vốn từ nước có thặng dư thương mại sang nước chịu thâm hụt thương mại, ví như từ Đức sang nhóm nước khó khăn tại khu vực đồng tiền chung châu Âu hay từ Trung Quốc sang Mỹ đã tạo ra điều kiện chính sách tiền tệ lỏng lẻo dẫn đến tín dụng vô trách nhiệm và Đại Suy thoái.

Tổng thống Obama tốt nhất nên giải quyết bế tắc hiện nay thông qua việc áp dụng chiến lượng cải tổ ngân sách nghiêm túc theo đề xuất của 2 đồng chủ tịch ủy ban tài khóa, những người đã đúng đắn khi không ngừng kêu gọi giảm thâm hụt ngân sách.

Chỉ với giải pháp đó, chính phủ Mỹ mới có thể thuyết phục các nước khác rằng nước Mỹ thật sự muốn cân bằng lại kinh tế Mỹ và các nước khác sẽ thêm động lực để cân bằng nền kinh tế của họ.

Xung đột chính sách Mỹ - Trung Quốc diễn ra trên 3 phương diện. Thứ nhất, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự thảo luật trừng phạt hàng nhập khẩu để đối đầu với chính sách hỗ trợ xuất khẩu bắt nguồn từ việc hạ giá đồng nhân dân tệ.

Thượng viện Mỹ đơn giản chỉ cần cho rằng dự thảo luật đó hoàn toàn phù hợp và lập tức bản dự luật sẽ hiện diện trên bàn của Tổng thống Obama chờ một chữ ký.

Phản ứng khác từ phía Mỹ sẽ có thể là đưa Trung Quốc ra trước WTO theo quy định của WTO về việc ngăn các hành vi can thiệp tỷ giá ảnh hưởng đến các thỏa thuận.

Thứ hai, Bộ Tài chính Mỹ dự kiến công bố báo cáo về hoạt động tỷ giá. Báo cáo này đã bị trì hoãn từ ngày 15/10/2010 bởi chờ thêm bằng chứng về hoạt động thao túng tỷ giá của Trung Quốc cũng như thông điệp từ hội nghị thượng đỉnh G20.

Kết quả hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàn Quốc không mấy ấn tượng và giá trị đồng nhân dân tệ từ khi Trung Quốc công bố linh hoạt tỷ giá vào tháng 6/2010.

Vì vậy, Bộ Tài chính Mỹ cần phải đưa Trung Quốc (và một số nước khác) vào danh sách nhóm nước thao túng tiền tệ.

Dù chủ tịch nhà nước Trung Quốc sẽ đến thăm Washington vào tháng 1/2011, thế nhưng thật khó để tin họ sẽ thống nhất được với nhau những vấn đề mà họ không thể dàn xếp tại hội nghị thượng đỉnh G20.

Sự bế tắc của hội nghị thượng đỉnh G20 đã khiến sự căng thẳng đối với các đồng tiền và thương mại trở nên căng thẳng hơn chứ không phải giải quyết nó.

Tổng thống Obama đã thông báo riêng với Trung Quốc rằng chính phủ của ông sẽ coi Trung Quốc như nước thao túng tiền tệ để kiện Trung Quốc lên WTO trừ khi Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ trước khi Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Mỹ.

Người Trung Quốc đã nói họ sẽ không bao giờ chịu ảnh hưởng từ áp lực của nước ngoài thế nhưng cũng nói rằng họ sẽ thay đổi dưới áp lực kiểu như vậy. Kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng tốt hơn theo chiến lược đã được đề xuất.

Ngọc Diệp

Theo FT


ngocdiep

Trở lên trên