MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năm 2010, nước Mỹ đã có gần 70 ngân hàng sụp đổ

08-05-2010 - 08:33 AM | Tài chính quốc tế

Thêm 4 ngân hàng Mỹ đóng cửa. Số tiền tiêu tốn cho các vụ sụp đổ ngân hàng từ năm 2009 đến hết năm 2013 có thể lên tới 100 tỷ USD.

Các nhà điều tiết ngành ngân hàng Mỹ đóng cửa thêm 4 ngân hàng nhỏ. Số lượng ngân hàng Mỹ đóng cửa ngày một nhiều hơn và dự kiến sẽ lên mức đỉnh cao vào quý 3/2010.

Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ công bố tổng số 68 ngân hàng Mỹ đã đóng cửa từ đầu năm đến nay. Số lượng các ngân hàng cộng đồng còn tồn tại giảm chóng mặt bởi công việc của nhóm ngân hàng này phục hồi chậm hơn nhiều so với các tổ chức tài chính lớn hơn và nền kinh tế.

Nhiều ngân hàng nhỏ đang gặp khó khăn với danh mục các khoản vay xấu dài. Nhóm ngân hàng cộng đồng tham gia nhiều hơn vào thị trường bất động hơn hơn các ngân hàng khu vực.

Ngân hàng lớn nhất sụp đổ trong ngày thứ Sáu là ngân hàng Pacific Bank of California trụ sở tại San Diego với tài sản 335,8 triệu USD và 291,2 triệu USD tiền gửi.

Ngân hàng City National Bank sẽ tiếp quản tiền gửi của ngân hàng bị đóng cửa và đồng ý mua lại tài sản của ngân hàng này. Mức thiệt hại từ sự sụp đổ của ngân hàng Pacific Bank được FDIC và CityNational Bank chia sẻ.

3 ngân hàng khác bị đóng cửa trong ngày thứ Sáu là ngân hàng Bank of Bonifay ở Florida, ngân hàng Towne Bank ở Arizona, ngân hàng Access Bank of Champlin.

Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi tiêu tốn 87 triệu USD cho vụ việc.

Chủ tịch Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ cho biết phiên đấu thấu các ngân hàng sụp đổ hiện đang thu được sự chú ý và nguồn tài chính tốt hơn bởi danh mục các khoản vay của các ngân hàng cải thiện và tình hình trên thị trường tín dụng tốt hơn.

Chính phủ Mỹ bảo hiểm tài khoản tiền gửi với mức trần 250 nghìn USD/tài khoản.

Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ ước tính số tiền tiêu tốn cho các vụ sụp đổ ngân hàng từ năm 2009 đến hết năm 2013 có thể lên tới 100 tỷ USD.

Ngọc Diệp
Theo Dân Trí/Reuters


ngocdiep

Trở lên trên