Ai nên làm chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) để thay thế ông Robert
Zoellick, người sẽ rời chức vụ này vào tháng 6/2012?
Tổng thống Obama đã đề cử ông Jim Yong Kim, một chuyên gia
về y tế quốc tế đồng thời hiện đang quản lý trường đại học Dartmouth.
Chính phủ một vài nước châu Phi lập tức đề cử ông Ngozi
Okonjo-Iweala, Bộ trưởng Tài chính Nigeria đồng thời làm cựu điều hành của Ngân
hàng Thế giới lên nắm giữ vị trí đang để trống. Chính phủ Braxin trong khi đó
đề cử ông José Antonio Ocampo, giáo sư kinh tế tại đại học Colombia ở New York.
Việc chọn được ai làm chủ tịch Ngân hàng Thế giới cực kỳ khó
khăn bởi người lựa chọn cần phải hiểu được công việc này cần những gì. Với đội
ngũ nhân viên giỏi giang, Ngân hàng Thế giới hiện vẫn là trung tâm tụ hội nhiều
tài năng của thế giới. Ngân hàng Thế giới chịu trách nhiệm về chính sách kinh
tế, ngân hàng, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp, phát triển nông thôn,
bảo vệ môi trường, quản trị…Trong 65 năm qua, Ngân hàng Thế giới đã đóng góp
rất nhiều cho chính sách giúp mang lại tăng trưởng kinh tế ấn tượng cho Ấn Độ
và Trung Quốc.
Hiện đang rất còn nhiều vấn đề tại WB: sự phân chia về nhiệm
vụ chưa rõ ràng, hệ thống chiến lược không phù hợp, kỹ năng đi xuống và mô hình
kinh doanh đang rạn nứt. Cá nhân nào được chọn để đứng đầu Ngân hàng Thế giới
sẽ phải vượt qua nhiều vấn đề hoặc nếu không sẽ bị mắc kẹt trong đám vấn đề đó.
Trong khoảng nửa thế kỷ qua, thành tích hoạt động của WB
không mấy ấn tượng và các vị chủ tịch không tạo ra được nhiều thay đổi.
Thế giới đã thay đổi
nhưng WB thì không
Khi WB được lập ra vào thập niên 1940, nước Mỹ là siêu cường
kinh tế phương Tây. Châu Âu đang suy tàn. Phần lớn các nước đang phát triển vẫn
là thuộc địa của các nước phương Tây. Các tài năng kinh tế tập trung chủ yếu ở
Mỹ và châu Âu. Ví dụ vào năm 1945, General Motors có năng suất cao gấp 8 lần 1
hãng xe lớn hàng đầu nước Nhật mà khi đó nhiều người còn chưa nghe tới: Toyota.
Cấu trúc của WB khi đó phản ánh đúng thực tế: Nước Mỹ là cổ
đông lớn nhất và cùng với nhóm nền kinh tế phương Tây nắm phần lớn quyền biểu
quyết trong tổ chức. Liên bang Xôviết và Trung Quốc đứng ngoài thế giới tự do
mà WB hoạt động: WB dành cho chỉ một nửa thế giới.
Đến năm 1968, khi Robert McNamara lên làm Tổng thống Mỹ,
hoàn cảnh đã thay đổi phần nào. Chiến tranh Lạnh tiếp tục, Nga và Trung Quốc
vẫn đứng ngoài tổ chức. Nước Mỹ vẫn là siêu cường kinh tế phương Tây. Toyota so với GM vẫn chưa
là gì. Thế nhưng hệ thống thuộc địa các nước phương Tây đã tan rã. Nhóm nước
mới độc lập khao khát tiền và chuyên môn.
Nhu cầu đối với tiền và sự hỗ trợ về chuyên môn của Ngân
hàng Thế giới tăng cao. McNamara muốn mở rộng hoạt động tín dụng để đáp ứng nhu
cầu. Khi giá dầu tăng gấp 4 lần thời kỳ năm 1973, nhu cầu mở rộng nguồn tiền hỗ
trợ còn cao hơn nữa, nó dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ tiềm tàng.
G7 khi này vẫn kiểm soát WB và thường sử dụng WB để theo
đuổi mục tiêu chính sách của họ, thường để hỗ trợ các nước đang phát triển. Có
khi chính sách mà phương Tây khuyên các nước đang phát triển áp dụng chính là
cái mà họ không muốn đưa ra tại nước mình.
Ví dụ chính phủ Mỹ đưa ra chính sách “sức khỏe cho mọi
người” trong khi rất nhiều người Mỹ còn chưa được tiếp cận với chính sách y tế
tốt. Phương Tây khuyên chính phủ nhóm nước đang phát triển phải có nguyên tắc
về ngân sách trong khi chính gánh nặng nợ nần của các nước trên ngày một tồi tệ
hơn.
Đến năm 2012, thế giới nay đã khác rất nhiều. WB đã thực sự
trở thành ngân hàng của thế giới bởi Nga, nhiều nước Đông Âu và Trung Quốc nay
đã trở thành thành viên. WB đưa ra lời khuyên chính sách khá thành công cho Ấn
Độ, Trung Quốc và Braxin. Trong khi kinh tế châu Âu và Mỹ vẫn trì trệ hoặc suy
thoái, kinh tế nhóm nước đang phát triển hoặc đang tăng trưởng cao, hoặc ít
nhất tránh được suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tài năng kinh tế, kỹ thuật và quản lý không còn tập trung ở
phương Tây. Hoạt động sản xuất điện tử đã chuyển trọng tâm sang châu Á, Apple
hay Amazon không thể sản xuất iPhone hay máy tính bảng Kindle ở Mỹ dù họ rất muốn
thế. Phát triển công nghệ mới đang tạo ra nhiều cơ hội mới cũng như nhiều rủi
ro hủy hoại với nhóm công ty đã hoạt động lâu năm.
Nhiều công ty từ châu Á như Toyota đã đẩy General Motors và nhiều công ty
khác đến bờ vực phá sản. Tại phương Tây, các chương trình y tế, giáo dục, và
hưu trí đang sụp đổ do chính sức nặng quá lớn của nó.
Còn tiếp…
Ngọc Diệp