Tính từ khi Ngân hàng Trung ương các nước hợp tác ngăn khủng
hoảng tài chính vào năm 2008, tuần qua là tuần mà các chính sách được đưa ra
với tần suất cao nhất để đảm bảo đà phục hồi kinh tế.
33 giờ sau khi FED cam kết mua 600 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài
chính Mỹ để ngăn giảm phát, Ngân hàng Trung ương Nhật công bố chi tiết gói kích
thích kinh tế.
Trong khi đó tại Úc và Ấn Độ, Ngân hàng Trung ương đồng loạt
nâng lãi suất.
Tại châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Anh “tiến thoái
lưỡng nan” trong việc đánh giá ảnh hưởng của các quyết định tài khóa mà họ đã
đưa ra.
Khi nhóm nền kinh tế mới nổi đi đầu trong quá trình phục hồi
của kinh tế toàn cầu và chính phủ các nước này tất yếu phải cố gắng kiềm chế
lạm phát, quan chức chính phủ các nước công nghiệp cần thời gian đánh giá nhu
cầu của thị trường lao động và bên kinh doanh trái phiếu.
Tuần qua khép lại với việc các nước chỉ trích Mỹ về chính
sách bơm tiền mới sẽ khiến đồng USD mất giá, nhà đầu tư đặt câu hỏi về việc
liệu FED và nhiều Ngân hàng Trung ương khác cuối cùng sẽ phải tăng thêm gói
kích thích hay chuyển hướng chính sách.
Ông Andrew Milligan, trưởng bộ phận chiến lược toàn cầu tại Standard
Life Investments ở Edinburgh,
nhận xét: “Nhiều Ngân hàng Trung ương có thể đang tạo ra những sai lầm và năm
2011, người ta hẳn sẽ rất quan tâm đến điều này.”
Động thái chính sách tương phản được đưa ra trong tuần qua
tương phản toàn toàn với thời kỳ tháng 10/2008 khi phần lớn các Ngân hàng Trung
ương cùng phối hợp trong nỗ lực hạ lãi suất sau khi ngân hàng Lehman Brothers
sụp đổ.
Khi đà phục hồi kinh tế trở nên vững vàng hơn, chủ tịch FED
và nhiều người đứng đầu Ngân hàng Trung ương khác đang tập trung vào chính sách
phục vụ cho mục tiêu riêng của từng nền kinh tế khác nhau.
My Vân
Theo Bloomberg
ngocdiep