MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người Trung Quốc chán dùng hàng “Made in China”

07-05-2012 - 15:00 PM | Tài chính quốc tế

Các công ty Trung Quốc đã tận dụng lợi thế giá rẻ để chiếm lĩnh thị trường mà không chú trọng đến xây dựng thương hiệu. Giờ đây, xu hướng tiêu dùng thay đổi khiến họ chao đảo.

Theo một nghiên cứu mới đây từ  Barclays Capital, sau nhiều lần tăng lương, người tiêu dùng Trung Quốc không chỉ trở nên giàu có hơn mà còn đang thay đổi xu hướng mua sắm. Họ tìm đến những sản phẩm cao cấp hơn và thường là sản phẩm nước ngoài.

Barclays cũng cảnh báo các công ty ở Trung Quốc đại lục đã xao lãng việc đầu tư xây dựng thương hiệu, R&D và phát triển sản phẩm giờ đây sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Rất nhiều công ty nội địa đã tận dụng được lợi thế chi phí sản xuất và phân phối thấp để chiếm lĩnh thị trường trong nước. Giờ đây, khi kỷ nguyên giá rẻ kết thúc, các công ty này không cải tiến kịp và rất dễ chao đảo.

Cũng theo Barclays, có ít nhất 10 công ty đã đánh mất từ 35% đến 85% thị phần trong vòng 2 năm qua. Trong số này có những thương hiệu Anta, Li Ning và China Dongxiang cũng như thương hiệu thời trang Ports Design.

Trước đây, các công ty Trung Quốc luôn bị chỉ trích vì yếu kém trong xây dựng thương hiệu khiến các công ty này gặp khó khăn trong việc thực hiện đầu tư ở nước ngoài. Những thương hiệu thành công và lọt được vào danh sách các thương hiệu dẫn đầu là do có lịch sử lâu đời, điển hình như ngân hàng ICBC với hơn 16.000 chi nhánh.

Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài có thể lấn sâu hơn vào thị trường bán lẻ Trung Quốc vốn được lập lại trật tự từ khi nước này gia nhập WTO cách đây một htapaj kỷ. Đây là lĩnh vực dễ dàng thâm nhập hơn so với các lĩnh vực bị hạn chế như ngân hàng, viễn thông và bảo hiểm. 

Báo cáo của Barclay cũng chỉ ra một số điều thú vị khác trong quá trình thâm nhập ngày càng sâu rộng của các công ty đa quốc gia vào thị trường Trung Quốc với những khoản đầu tư lớn. Cả Nike và Adidas đều đã mở rộng hoạt động ở những thành phố loại 3 của Trung Quốc và lấy đi thị ơhaafn từ các hãng sản xuất đồ thể thao trong nước.

Tốc độ tăng trưởng năm 2011 của Coca Cola là 13%, lần đầu tiên đã bắt kịp với  Tingyi – hãng sản xuất mì ăn liền và đồ uống lớn nhất Trung Quốc. Coca Cola cũng có kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD vào Trung Quốc trong 3 năm tới.

P&G lại cho rằng đã đạt đến số lượng người tiêu dùng là 1 tỷ người trên tổng số dân 1,4 tỷ của Trung Quốc cùng với doanh số đạt được ở đây đạt 2 tỷ USD/năm. Hãng này cũng dự định đầu tư 1 tỷ USD vào Trung Quốc trong 2 hoặc 3 năm tới. Với việc mua lại cổ phần của Hsu Fu Chi và Yinlu, Nestlé thu được doanh thu khoảng 5 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc.

Không chỉ có các công ty phương Tây thâm nhập vào Trung Quốc. Unicharm, hãng sản xuất các sản phẩm tiêu dùng hiện cũng đã nâng doanh số ở Trung Quốc lên 44,7 tỷ yên (tương đương 560 triệu USD). Năm 2006, doanh số của Unicharm ở Trung Quốc chỉ đạt 10 tỷ yên.

Trước những thử thách này, các công ty Trung Quốc phải tìm kiếm các giải pháp ứng phó. Tuần trước, Bright Foods đặt tại Thượng Hải vừa thông báo mua lại 60% cổ phần của công ty ngũ cốc Weetabix của Anh với giá 1,2 tỷ bảng (tương đương 1,89 tỷ USD). Bright Foods nhấn mạnh mục đích mua lại nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn cầu này là nhằm tận dụng công nghệ tiên tiến và nâng cao vị thế cạnh tranh.

Anh Thư

huongnt

Marketwatch

Trở lên trên