3 điểm đáng lưu ý:
- Quỹ
chứng khoán trên các thị trường mới nổi chứng kiến việc dòng tiền bị rút
ra lần đầu tiên trong 12 tuần.
- Tiền
đổ vào các quỹ trái phiếu trên thị trường mới nổi chững lại.
- Lo
lắng về khả năng kinh tế toàn cầu tăng trưởng kém gây áp lực lên tài sản
trên thị trường mới nổi.
Tâm lý không chắc chắn về triển vọng tăng trưởng của kinh tế
Trung Quốc, khả năng châu Âu kiềm chế được khủng hoảng và tương lai phục hồi
của kinh tế Mỹ đã khiến tâm lý của giới đầu tư thế giới trở nên bi quan. Nhà
đầu tư giảm mạnh đầu tư vào các loại tài sản bị coi như rủi ro, tiền vào nợ và
cổ phiếu của các thị trường mới nổi giảm bớt.
Theo số liệu của EPFR Global do Bloomberg và WSJ đăng tải,
nếu tính đến tuần kết thúc ngày 21/03/2012, quỹ chứng khoán các thị trường đang
phát triển đón nhận lượng tiền 782 triệu USD, nâng tổng số tiền vào các thị
trường này trong năm 2012 lên mức 25,72 tỷ USD. Cùng kỳ năm 2011, 24,46 tỷ USD
bị rút khỏi TTCK nhóm nước đang phát triển. Thị trường chứng khoán các nước
đang phát triển có tuần hút tiền ròng thứ 12 liên tiếp.
Tuy nhiên đến tuần cuối của quý 1/2012 (tuần kết thúc ngày
28/03/2012), 130 triệu USD đã bị rút ra và như vậy lần đầu tiên trong năm 2012,
nhà đầu tư đã thay đổi thái độ với nhóm thị trường đang phát triển. Việc xu thế
này có tiếp diễn hay không vẫn còn cần đến thời gian trả lời nhưng dù sao đây
cũng là tín hiệu đáng để giới đầu tư quan tâm.
Tiền vào các quỹ trái phiếu trên thị trường đang phát triển
cũng đi xuống, số tiền đổ vào chỉ còn 522 triệu USD từ mức 852 triệu USD của
tuần trước đó.
Quỹ chứng khoán trên thị trường Braxin chứng kiến tuần rút
tiền đầu tiên của nhà đầu tư tính từ tháng 4/2010, số tiền lên tới 328 triệu
USD. Khi không thể dự báo trước được về hướng can thiệp của chính phủ, nhà đầu
tư dè chừng với thị trường Braxin.
Đình Hảo
ngocdiep
Theo Trí thức trẻ/WSJ, Economist,Bloomberg