MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhật chắc chắn giải quyết tốt hậu quả của động đất, sóng thần

16-03-2011 - 08:10 AM | Tài chính quốc tế

Trong khó khăn, một đất nước mới thể hiện hết sức mạnh. Lãnh đạo Nhật cần biết hợp lực với người dân. Nếu hộ làm được điều này, thoát khỏi thảm họa, sự tái sinh sẽ đến.

Điều này hoàn toàn chắc chắn. Câu hỏi lớn hơn ở chỗ sẽ rút được điều gì tích cực hơn từ thảm họa. Các chính trị gia Nhật đang trong quá trình tranh cãi về việc nên làm gì tiếp. Liệu họ có giữ được sự bình tĩnh của toàn dân tộc và liệu họ có tranh thủ cơ hội để đưa Nhật ra khỏi trạng thái tồi tệ suốt 2 thập kỷ qua?

Hậu quả kinh tế của thảm họa lớn đến đâu? Trực tiếp nhất, thảm họa hủy hoại tài sản và gây gián đoạn nền kinh tế. Quan trọng hơn, thảm họa ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ trước đó khá bình tĩnh đối với ngành và tương lai ngành hạt nhân. Thiệt hại sẽ được chia sẻ giữa đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp và các công ty bảo hiểm, cả trong lĩnh vực tư và công.

Hoạt động tái thiết được đẩy mạnh, nguồn vốn chi tiêu được điều chỉnh lại và ở thời điểm kinh tế đang tăng trưởng yếu, hoạt động kinh tế sẽ trở nên sôi động hơn. Việc phải chi tiêu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách tài khóa và tiền tệ cũng như cân bằng bên ngoài.

Xét về mặt định lượng, tất cả các thông tin trên đều rõ ràng. Tuy nhiên để đưa ra ước tính định lượng cực kỳ khó khăn bởi khủng hoảng hạt nhân vẫn đang tiếp diễn. Trong tính toán của riêng mình, Goldman Sachs dự báo thiệt hại từ thảm họa đối với tòa nhà, cơ sở sản xuất và nhiều hạng mục khác khoảng 16.000 tỷ yên tương đương 198 tỷ USD.

Con số này cao gấp 1,6 lần nếu so với mức thiệt hại từ trận động đất tại Hanshin 1995 đã phá hủy Kobe. Bởi trận động đất mới đây có cường độ lớn hơn, con số thiệt hại cao như vậy cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Nếu tính toán của Goldman Sachs chính xác, Nhật thiệt hại 4% GDP và tổng tài sản quốc dân mất 1%.

Tuy nhiên con số từ thị trường chứng khoán Nhật cho thấy từ khi động đất xảy ra vào ngày thứ Sáu tuần trước, giá trị thị trường của thị trường chứng khoán Nhật đã giảm 610 tỷ USD tương đương khoảng 12% GDP, một phần cũng bởi nhà đầu tư phản ứng quá mức.

Kinh tế Nhật lần này sẽ chịu gián đoạn trầm trọng hơn nếu so với năm 1995, một phần bởi nguồn cung điện không thể hoạt động bình thường. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào việc những sự gián đoạn sẽ kéo dài bao lâu. Nếu nó kéo dài đến cuối tháng 4/2011, sự sụt giảm GDP thực trong quý 2/2011 sẽ được tiếp nối bằng sự hồi phục GDP trong quý 3/2011. Nếu mọi vấn đề rắc rối kéo dài đến hết năm 2011, GDP tăng trưởng âm cả năm.

Tuy nhiên, ảnh hưởng từ thảm họa lần này chắc chắn sẽ không theo trật tự cường độ giống như khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thời kỳ khủng hoảng, GDP của Nhật sụt 10% trong khoảng thời gian từ quý đầu năm 2008 đến quý đầu năm 2009, mức hạ sâu nhất trong nhóm nước công nghiệp phát triển G7. Ảnh hưởng từ cú sốc này nhỏ hơn rất nhiều.

Các công ty bảo hiểm thiệt hại không nhỏ. Ước tính thiệt hại ban đầu dao động từ 10 tỷ USD đến 60 tỷ USD. Mức tính toán liên tục được điều chỉnh tăng từ khi động đất xảy ra.

Thảm họa động đất sóng thần lần này tại Nhật có thể lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Trước khi động đất tại Nhật xảy ra, Úc chịu lũ lụt còn New Zealand cũng hứng chịu 2 trận động đất.

Ngành bảo hiểm toàn cầu sẽ gặp khó khăn không nhỏ. Tuy nhiên các chính phủ sẽ đứng ra đảm nhiệm vai trò bên bảo hiểm cuối cùng. Điều này cũng sẽ đúng tại Nhật. Ngành ngân hàng sẽ mất tiền. Nhưng con số thiệt hại cho thấy chẳng phải quá khó để giải quyết được hậu quả trận động đất vừa qua.

Một số người lo ngại rằng về việc liệu chính phủ Nhật có thể đảm bảo được việc tiếp tục chi tiêu. Họ không cần thiết phải như vậy. Nhật có thể chi trả được số tiền khá khiêm tốn này. Lĩnh vực tư nhân tại Nhật có thặng dư đủ lớn để bù đắp thâm hụt của chính phủ cũng như xuất khẩu. Nhật tính tổng thể là chủ nợ lớn nhất thế giới với tổng tài sản bên ngoài tương đương 60% GDP. Tóm lại, tài sản của lĩnh vực tư nhân tại Nhật lớn hơn cả nợ công.

Trong khó khăn, một đất nước mới thể hiện hết sức mạnh. Người Nhật sẽ làm được điều đó lần này. Lãnh đạo Nhật cần biết hợp lực với người dân. Nếu hộ làm được điều này, thoát khỏi thảm họa, sự tái sinh sẽ đến.

Ngọc Diệp
Theo FT

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên