MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều đại gia bán lẻ Mỹ “cấm cửa” Apple Pay

26-10-2014 - 21:54 PM | Tài chính quốc tế

Lý do của sự "cấm cửa" vì Apple Pay là đối thủ đáng gớm của hệ thống thanh toán CurrentC – cũng là một ứng dụng thanh toán trên thiết bị di động và dự kiến ra mắt trong thời gian tới.

Cùng với việc ra mắt Iphone 6 và Iphone 6 Plus vào tháng 9 vừa qua, Apple đã bày tỏ tham vọng lấn sân sang lĩnh vực tài chính, mà cụ thể là ngành thanh toán trực tuyến với ứng dụng Apple Pay.

Trong một bài phát biểu chính thức, Tim Cook – vị thuyền trưởng mới của Apple đã nhắc lại lời của người tiền nhiệm Steve Jobs “Thanh toán là một ngành kinh doanh khổng lồ với trị giá giao dịch hàng ngày khoảng 12 tỷ USD tính riêng tại Mỹ, tuy nhiên hạn chế lớn nhất của nó chính là hệ thống quẹt thẻ tay lỗi thời. Các ngân hàng, các công ty công nghệ và hàng nghìn nhà bán lẻ từng hi vọng vào một thiết bị di động thông minh có thể thay thế chiếc ví cầm tay nhưng chưa thành công”.

Trên cơ sở đó, Apple Pay được thiết kế để cho phép người dùng iPhone 6 và iPhone 6 Plus ở Mỹ thực hiện thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ thông qua chiếc iPhone tại các cửa hàng và vá các ứng dụng tham gia hỗ trợ hệ thống thanh toán này. 

Theo các thông tin được tiết lộ, 11 nhà phát hành thẻ lớn nhất nước Mỹ (chiếm 83% thị phần) và nhiều nhà bán lẻ lớn như McDonald, Walgreens (với khoảng 220.000 nhà hàng tại Mỹ) đã sẵn sàng tiếp nhận các khoản thanh toán từ Apple Pay. Danh sách này được kỳ vọng sẽ “hoàn hảo” hơn sau khi có thêm tên của các nhà bán lẻ hàng đầu nước Mỹ như Walmart, Best Buy…

Tuy nhiên, điều này đã không thể trở thành sự thật khi mới đây, một số lượng lớn các nhà bán lẻ ở Mỹ, trong đó có các "đại gia" như Walmart, Kmart, 7-Eleven và Best Buy đã thông báo "cấm cửa" hệ thống thanh toán Apple.

Năm 2012, các đại gia bán lẻ này đã hợp tác nghiên cứu và thử nghiệm dịch vụ thanh toán CurrentC – cũng là một ứng dụng thanh toán trên thiết bị di động và dự kiến ra mắt trong thời gian tới. Sau khi ứng dụng mới này ra mắt, nó sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của Apple Pay.

CurrentC sẽ không thay thế thẻ tín dụng nhựa của khách hàng. Thay vào đó, nó sẽ rút trực tiếp từ tài khoản ngân hàng dùng thanh toán của khách hàng khi trả tiền ở máy tính với một mã QR được hiển thị trên thiết bị di động của khách hàng.

Bên cạnh đó, hệ thống này cũng được thiết kế để tự động khấu trừ hoặc áp dụng các chương trình ưu đãi dành khách hàng thường niên … Mục đích lớn nhất của các nhà phát hành ứng dụng CurrentC chính là để hạn chế việc dùng thẻ tín dụng và khuyến khích khách hàng thanh toán trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của họ. 

Trong một bài trả lời phỏng vấn trên The Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall), đại diện Wal- Mart và Best Buy khẳng định rằng khách hàng sẽ không thể sử dụng Apple Pay để thanh toán trong các cửa hàng của họ . 

Trong khi đó, đầu tuần này, theo thông tin từ một bản ghi nhớ nội bộ của hãng dược phẩm Rite Aid - các cửa hàng thuốc của hãng này được yêu cầu buộc phải sửa đổi hoặc vô hiệu hóa thiết bị đọc NFC (giao thức tầm ngắn) nhằm ngăn chặn việc truy cập đến Apple Pay cũng như các hệ thống thanh toán khác, chẳng hạn như Google Wallet ...

Sau Rite Aid, CVS - một tập đoàn dược phẩm khác của Mỹ cũng xác nhận họ sẽ ngăn chặn việc thanh toán qua Apple Pay tại các cửa hàng thuốc của hãng. 

Trong cuộc cạnh tranh này, có vẻ Apple Pay nhận được nhiều sự ủng hộ từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng hơn đối thủ của mình. Bằng chứng là, CurrentC hiện không nhận được sự hỗ trợ của bất kỳ ngân hàng nào, ngoài các nhà bán lẻ. Theo thống kê từ website của Apple, hiện mới chỉ có 34 đối tác bán lẻ hỗ trợ hệ thống Apple Pay. 

Apple đang tạo ra cuộc chiến mới trong thanh toán điện tử?

Nguyệt Quế

huongtt

Techcrunch

Trở lên trên