MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những khoảnh khắc đáng nhớ của Diễn đàn kinh tế thế giới

21-01-2014 - 18:15 PM | Tài chính quốc tế

Đây là sự kiện quan trọng trong lịch trình làm việc của giới lãnh đạo thế giới.

Ngày mai (22/1), Hội nghị thường niên lần thứ 44 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) sẽ được khai mạc. Với sự tham gia của 2500 đại biểu đến từ 100 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có các nguyên thủ quốc gia, CEO của các tập đoàn, lãnh đạo của các định chế toàn cầu... cùng với nhiều nhân vật quan trọng khác, có thể coi đây là sự kiện quan trọng trong lịch trình làm việc của giới lãnh đạo thế giới.

Dưới đây là những cột mốc quan trọng của Diễn đàn kinh tế thế giới từ khi thành lập đến nay.

1971: Năm 1971, Klauss Schwab - người sinh ra tại Đức và sau này là giáo sư ngành phương thức kinh doanh của trường Đại học Geneva - đã mời các nhà lãnh đạo của châu Âu tụ họp tại 1 khu nghỉ dưỡng trượt tuyết để tổ chức thảo luận về các biện pháp quản lý toàn cầu.

Ngài Schwab đã chủ trì cuộc họp diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ. Mục đích của cuộc họp hướng tới việc tập hợp các nhân vật tiêu biểu của thế giới trên các lĩnh vực kinh doanh, giáo dục, nghệ thuật và chính trị, cùng gặp gỡ riêng để thảo luận về các vấn đề kinh tế đương thời.

Cuộc họp đầu tiên đã có sự lan tỏa và sức ảnh hưởng lớn tới mức Giáo sư Schwab quyết định thành lập Diễn đàn quản lý châu Âu.

Ban đầu, các cuộc họp tập trung chủ yếu vào việc làm sao để các công ty của châu Âu bắt kịp với phương thức quản lý của nước Mỹ.

1973: Trong bối cảnh năm 1973 diễn ra rất nhiều sự kiện, tiêu biểu là sự sụp đổ của chế độ tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods và cuộc chiến tranh giữa Arab và Israeli, cuộc họp thường niên đánh dấu sự mở rộng trọng tâm thảo luận từ việc quản lý sang các vấn đề kinh tế, xã hội.

1974: Là năm lần đầu tiên các nhà lãnh đạo chính trị lần đầu tiên được mời tới cuộc gặp mặt ở Davos vào tháng 1 năm 1974.

1976: Tổ chức đã giới thiệu hệ thống thành viên bao gồm 1.000 công ty hàng đầu trên thế giới. Diễn đàn quản lý kinh tế châu Âu là tổ chức phi chính phủ đầu tiên xác lập mối quan hệ đối tác với Ủy ban phát triển kinh tế của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy các chính sách cải cách kinh tế ở nước này.

1987: Giáo sư Schwab đổi tên tổ chức thành Diễn đàn kinh tế thế giới

1988: Việc cùng nhau ký kết “Tuyên bố Davos"đã giúp 2 quốc gia Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ tránh cuộc chiến tranh xung đột.

1989: Bắc và Nam Triều Tiên đã tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên của hai quốc gia tại Davos. Thủ tướng Đức Helmut Kohl cũng gặp gỡ tại đây để thảo luận việc thống nhất nước Đức và gỡ bỏ Bức tường Béc-lin.

1992: Tổng thống Nam Phi FW de Klerk, lãnh tụ Mangosuthu Buthelezi và ông Nelson Mandela, người mới được giải phóng gần đây, đã lần đầu tiên cùng nhau xuất hiện trên một sân khấu và đó đã trở thành một ngày trọng đại trong quá trình đất nước này đang dần thoát khỏi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A-pác-thai.

1994: Ngoại trưởng Israel Shimon Peres và Chủ tịch PLO Yasser Arafat đã tiến đến đạt được 1 dự thảo về thỏa thuận cho khu vực dải Gaza và Jericho.

2002: Sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 ở nước Mỹ, WEF đã quyết định dời địa điểm tổ chức cuộc họp thường niên từ Davos tới Newyork để biểu thị tinh thần đoàn kết với cả hai thành phố và nhân dân Mỹ.

2007: Hội nghị thường niên cho các Nhà lãnh đạo mới (thường được gọi là Mùa hè Davos) chủ yếu có nền tảng từ các nền kinh tế mới nổi và phát triển nhanh chóng như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mê-xi-co và Bra-xin. Hội nghị được tổ chức hàng năm tại Trung Quốc, xen kẽ địa điểm tại Kim Liên và Thiên Tân,  tụ hợp 1500 nhà đầu tư có uy tín nằm trong nhóm Các công ty phát triển trên toàn cầu.

2010: Jose Manuel Barroso, chủ tịch Ủy ban Châu Âu đã công bố kế hoạch giải cứu cho khu vực đông tiền Euro tại Brussels. Ông khẳng định: “Chúng tôi sẽ làm bất cứ giá nào để cứu đồng Euro”.

2011: Diễn đàn xây dựng một mạng lưới toàn cầu, tụ hợp những người từ 20 đến 30 tuổi, có tiềm năng lãnh đạo xã hội trong tương lai. Cộng đồng các nhà kiến tạo toàn cầu (global shapers) là một mạng lưới với trung tâm là các cơ sở tự tổ chức tại địa phương, ở các thành phố lớn trên toàn thế giới. Họ tham gia các sự kiện và hoạt động được tổ chức bởi các nhà kiến tạo, với mục đích tạo ra tác động tích cực cho cộng đồng tại địa phương.

2012: Christine Lagarde, chủ tịch Quỹ tiền tệ thế giới IMF cảnh báo rằng việc cắt giảm chi tiêu không phù hợp có thể “bóp chết” triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế. Bà cũng lưu ý rằng các chương trình thắt lưng buộc bụng phải được điều chỉnh để phù hợp với mỗi nền kinh tế và không nên được “sao chép xuyên biên giới”.

Năm nay, với các nền kinh tế trên đà hồi phục nhưng vẫn gặp khá nhiều khó khăn, Davos 2014 sẽ diễn ra với chủ đề "Tái định hình kinh tế thế giới". 

Phương Thảo

huongnt

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên