MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nội tình cuộc tranh cãi nảy lửa về tương lai Hy Lạp

26-06-2015 - 09:53 AM | Tài chính quốc tế

Các Bộ trưởng Tài chính châu Âu có xu hướng xuất hiện trước công chúng trong hình ảnh nghiêm túc đến nhàm chán trong khi các nhân viên của họ tìm ra giải pháp kỹ thuật ở phía sau cánh gà. Đó không phải là cách của Varoufakis.

Đó là một buổi tối tháng Tư êm dịu ở Athens. Trên vỉa hè có những khách bộ hành với dáng đi vội vã để bắt kịp chuyến xe buýt trở về nhà từ quảng trường Syntagma, xen lẫn với những nhóm khách du lịch trầm trồ trước vẻ bề ngoài tân cổ điển của tòa nhà Quốc hội Hy Lạp.

Tuy nhiên, bầu không khí tĩnh lặng ấy đang che dấu những nỗi sợ hãi của giới đầu tư và các nhà làm luật trên khắp thế giới. Cách đây 3 năm, tòa nhà này là nơi xảy ra cuộc bạo động giữa cảnh sát Hy Lạp với những người dân thôi thúc đất nước này chấm dứt chính sách thắt lưng buộc bụng đang khiến họ khốn đốn. Những bức biếm họa với khẩu hiệu “IMF hãy biến khỏi Hy Lạp” và “Đè bẹp Troika” xuất hiện dày đặc trên các bức tường cổ kính của Athens.

Varoufakis bước vào sảnh khách sạn Grande Bretagne, tay trong tay với người vợ Danae Stratou vốn là một họa sĩ. Đầu năm, cặp đôi này đã xuất hiện trong sự kiện Paris Match với những cái ôm và nụ hôn giữa rừng ống kính.

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp bước vào hành lang và tới phòng họp đang chứa hàng trăm người đến từ các ngân hàng ở Hy Lạp. Trong bài phát biểu của mình, ông nhấn mạnh các khoản nợ xấu ngày càng dâng cao trên sổ sách của họ.

Ở Varoufakis có sự kết hợp hiếm thấy giữa chất học giả và phong cách Rock ’n’ roll. Ông kết hợp tất cả các khái niệm như “đường xoắn ốc giảm phát”, “tinh thần động vật” và “hành vi ký sinh” trong quá trình điều hành kinh tế Hy Lạp. Trong cuốn sách xuất bản năm 2011, ông cho rằng nguyên nhân của khủng hoảng 2008 là do Hiệp định Bretton Woods (từ năm 1944) và sự ra đời của những tổ chức như IMF và World Bank.

Là người Athens chính cống, Varoufakis đi xe máy Yamaha phân khối lớn thay vì ô tô và xuất hiện trong cuộc họp với Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne trong chiếc áo khóa da và áo sơ mi bỏ ngoài quần.

Sau cuộc họp với Schäuble hồi tháng 2, Varoufakis đã phát biểu trong một cuộc họp báo ở Berlin rằng “Chúng tôi đã nhất trí sẽ không thống nhất về bất cứ điều gì”.

Các Bộ trưởng Tài chính châu Âu có xu hướng xuất hiện trước công chúng trong hình ảnh nghiêm túc đến nhàm chán trong khi các nhân viên của họ tìm ra giải pháp kỹ thuật ở phía sau cánh gà. Đó không phải là cách của Varoufakis. Trong suốt 4 tháng qua, ông đã tự tư duy về các thay đổi về chính sách của eurozone trong mỗi buổi họp báo, phỏng vấn hay tiếp xúc với đối tác. Ông đã đề nghị chuyển đổi các khoản vay của Hy Lạp thành trái phiếu gắn liền với tăng trưởng GDP. Ông cũng kiến nghị ECB nên vực dậy nền kinh tế Hy Lạp bằng cách mua trái phiếu được phát hành bởi Ngân hàng Đầu tư châu Âu, định chế có trụ sở tại Luxembourg mỗi năm giải ngân 77 tỷ USD cho các dự án vận tải. EIB nên đầu tư vào các doanh nghiệp Hy Lạp có triển vọng để giải quyết “nút thắt” của kinh tế Hy Lạp.

Các lãnh đạo doanh nghiệp hào hứng ủng hộ kế hoạch này. Thậm chí nhà kinh tế đạt giải Nobel Stiglitz từng nhận định “sẽ là quá ngu ngốc nếu không triển khai kế hoạch này”.

Tuy nhiên, có một nhóm người không hề hào hứng trong khi họ mới chính là những người ảnh hưởng lớn nhất đến các gói cứu trợ dành cho Hy Lạp: Bộ trưởng Tài chính Đức Schäuble và các đồng minh của ông. Họ muốn triển khai những cải cách đã cam kết trước đó. Đối với Schäuble, đó là một sự phản bội có thể phá vỡ các cam kết. Còn đối với người dân Đức, họ có thái độ căm ghét đối với Varoufakis sau khi đoạn video quay cảnh Varoufakis có hành động nhạo báng nước Đức. “Có thể lối suy nghĩ của ông ấy là đúng, nhưng đó không phải là cách hành xử của một Bộ trưởng Tài chính”.

Schäuble - người bên kia chiến tuyến

 

Đó là một ngày bình yên ở Offenburg, và mùi hương ngọt ngào của những ổ bánh mì vừa mới nướng bao quanh thị trấn nhỏ tọa lạc giữa dòng sông Rhine và khu rừng đen ở vùng Tây Nam nước Đức. Cộng đồng 57.000 người đang có một cuộc sống khá sung túc.

Sinh ra ở thị trấn Freiburg gần đó, Schäuble đã có mặt ở Offenburg từ năm 1972. Khi ông và vợ (cũng là một chuyên gia kinh tế) sống ở đây, Schäuble thích vừa dùng bữa tối vừa nghe theo dõi tin tức địa phương ở Hotel Sonne. Carola Vogt mô tả Schäuble, một người bạn của gia đình bà, là con người mang đậm tính chất của mảnh đất Offenburg. Nằm ở ngay “tâm chấn” của châu Âu,kể từ thế kỷ 19 đến nay vùng đất này đã trải qua tổng cộng 3 cuộc chiến tranh. “Sẽ không có nơi nào tốt hơn Offenburg để giải thích tại sao chúng ta cần một châu Âu thống nhất”, Vogt nói.

Châu Âu thống nhất cũng là mục tiêu của Schäuble. Là cấp phó được tin cậy của Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl, ông đã dẫn đầu các cuộc đàm phán nhằm thống nhất Đông và Tây Đức trong năm 1990. Năm 1998, ông kế nhiệm Kohl trở thành Chủ tịch Liên minh dân chủ Cơ đốc giáo. Ông từng tranh cử Thủ tướng nhưng không thành sau khi đảng của ông vướng vào vụ bê bối liên quan đến vận động tranh cử bất hợp pháp. Angela Merkel thay bà trở thành người đứng đầu CDU năm 2000 và 5 năm sau bà trở thành Thủ tướng. Năm 2009, Merkel bổ nhiệm đối thủ năm xưa của bà vào vị trí Bộ trưởng Tài chính.

Sau khi thống nhất, nước Đức với những đợt suy thoái kinh tế triền miên được mệnh danh là “người đàn ông ốm yếu của châu Âu”. Gerhard Schröder – Thủ tướng Đức từ năm 1998 đến 2005, đã nỗ lực giảm tỷ lệ thất nghiệp và cắt giảm các trợ cấp an sinh xã hội cũng như giảm lương hưu để các công ty dễ dàng sa thải những công nhân làm việc không hiệu quả. Với chi phí lao động giảm, tỷ lệ thất nghiệp giảm một nửa, xuống còn 6,4% và tỷ trọng xuất khẩu tăng từ 36 lên 46% GDP.

Có vẻ như bà Merkel và Bộ trưởng Schäuble đã tin rằng cách này cũng sẽ có tác dụng đối với các nước khác.

Với Hy Lạp, cách này sẽ không hiệu quả. Có lẽ đảng Syriza sẽ không giành chiến thắng nếu chương trình thắt lưng buộc bụng không quá khắc khổ. Giờ đây, một làn sóng tương tự đang diễn ra trên toàn châu Âu.

Nếu có một điều mà Varoufakis và Schäuble có thể thống nhất với nhau, đó chính là quan điểm liên minh tiền tệ số 1 thế giới phải tồn tại, và rằng EU đem lại cho 335 triệu dân nhiều lợi ích hơn là thiệt thòi.

Kể cả khi eurozone có thể thích ứng tốt với sự ra đi của Hy Lạp, vẫn có một câu hỏi khó chưa được giải quyết: châu Âu nên làm gì với những khoản nợ không bền vững?

Thu Hương

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên