MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nước Mỹ “chìm” vào hố nợ

26-05-2011 - 16:11 PM | Tài chính quốc tế

Đến ngày 02/08/2011, khi không còn lựa chọn cắt giảm chi tiêu nào và cũng chẳng có “kế hoạch B”, chính phủ Mỹ có thể vỡ nợ.

Theo Financial Times, cách đây hơn 1 tuần, nợ chính phủ Mỹ chạm trần 14.300 tỷ USD. Khi số tiền chi tiêu hàng ngày vượt quá thu nhập, chính phủ Mỹ bắt đầu áp dụng các biện pháp mạnh tay để ngăn ngưỡng trần này bị phá vỡ.

Cho đến đầu tháng 8/2011, theo Bộ Tài chính Mỹ, chính phủ Mỹ có thể điều chỉnh lại một số khoản, ví như tạm thời trì hoãn chi trả cho các khoản liên bang dành cho người về hưu và hỗ trợ người tàn tật, để ngăn nợ đối với bên thứ 3 tăng.

Thế nhưng đến ngày 02/08/2011, khi không còn lựa chọn nào và cũng chẳng có “kế hoạch B”, chính phủ Mỹ có thể vỡ nợ.

Hẳn bạn sẽ nghĩ triển vọng trên thật tồi tệ. Thế nhưng giới chính trị gia Washington hết sức bình thản với nó. Dù người ta nói nhiều về thời hạn ngày 16/05/2011, cũng chẳng có áp lực nào được tạo ra. Quốc hội Mỹ bỏ qua nó như nó chưa bao giờ tồn tại. Hiện tại, người ta hy vọng có biện pháp nào khác sẽ được đưa ra ở thời điểm cuối trước mốc 02/08/2011 – thời hạn chót thực sự.

Các chính trị gia Mỹ, dù ý thức rõ trách nhiệm của mình với người bỏ phiếu Mỹ, đang phân biệt rõ ràng giữa nhiều cách thức vỡ nợ. Một số người đặt câu hỏi tại sao thị trường trái phiếu phải quan tâm nếu sau ngày 02/08/2011 chính phủ Mỹ bắt đầu trả lương cho nhân viên bằng IOUs thay cho tiền mặt, miễn vẫn trả lãi suất và hoàn thành tốt nghĩa vụ trả nợ đúng hạn?

Một số chính trị gia Đảng Cộng hòa tin hình thức vỡ nợ đó có thể là tốt. Nó sẽ buộc chi tiêu phải giảm xuống. Không nên suy nghĩ về việc vỡ nợ một cách bừa bãi như vậy. Nếu được thực hiện tốt, nó có thể coi như trải nghiệm thú vị. Trong các cuộc tranh luận này, một người đặt câu hỏi tại sao nước Mỹ chưa để mất xếp hạng tín dụng AAA.

Ông Tom Coburn, chính trị gia Đảng Cộng hòa cho đến nay luôn đi đầu trong các nỗ lực đưa đến sự thống nhất giữa 2 đảng, trong tuần trước nói: “Tôi có thể hạ xếp hạng của Mỹ chỉ trong 1 phút.”

Ông Coburn mới đây đã ra khỏi nhóm 6 thượng nghị sỹ trước đó đã làm việc để đưa ra kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách giống như kế hoạch được ủy ban Bowles-Simpson ủng hộ, họ cho biết các cuộc đối thoại của họ đã đi đến ngõ cụt. Vài ngày sau đó, thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ thông báo họ sẽ không đưa ra kế hoạch ngân sách nào. Vì vậy khi thời hạn ngày 16/05/2011 gần đến, khả năng đạt được thỏa thuận không còn.

Các hướng thỏa thuận hiện đang tập trung vào ủy ban đứng đầu bởi phó Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên hướng này cũng không mấy hứa hẹn, thành viên trong nhóm của phó Tổng thống phản đối mạnh mẽ một số vấn đề chính và không muốn thỏa hiệp. Nói cách khác, họ đặt mục tiêu khiêm tốn: đưa ra chính sách tài khóa ngắn hạn để nâng được mức trần nợ và tránh quyết định lớn về chi tiêu cũng như thuế cho đến kỳ bầu cử tiếp theo.

Cách đây 1 tháng, người ta coi nó như một sự thất bại bởi nó cản trở giải pháp cho vấn đề lớn hơn. Khi khả năng vỡ nợ trở thành cái người ta đã nghĩ tới, sự thất bại kiểu này dường như cũng chấp nhận được.

Thật không may mắn, vấn đề ngắn hạn hiện vẫn hiện bị che lấp bởi xung đột trong dài hạn. Hai bên đồng ý rằng việc giảm thâm hụt ngân sách hoàn toàn cần thiết thế nhưng phía Đảng Cộng hòa muốn giảm vay hoàn toàn bằng giảm chi tiêu trong khi Đảng Dân chủ muốn tăng thuế.

Trên phương diện này, Đảng Cộng hòa không có nhiều điểm mạnh. Bao lâu nay, chính nguồn thu thấp khiến thâm hụt tăng, nhìn về tương lai, áp lực nhân khẩu học cũng sẽ cần đến nguồn thu lớn hơn nếu muốn đảm bảo thu nhập và dịch vụ công ở mức hiện tại.

Nếu chỉ nói riêng về mặt chính trị, cũng không quá khó để tìm được câu trả lời. Có thể tăng được doanh thu mà không cần tăng thuế. Hệ thống thuế đơn giản sẽ giúp tăng nguồn thu và giảm lãi suất ở cùng một thời điểm. Điểm này ở vị trí trung tâm trong kế hoạch Bowles-Simpson. Cuối cùng họ cũng sẽ vẫn phải thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên triển vọng trung hạn khá u ám.

Chính phủ Mỹ có thể sẽ cắt giảm chi tiêu và đặt mục tiêu giảm thâm hụt trong tương lai hoặc tự động giảm chi tiêu hay tăng thuế nếu các mục tiêu bị vượt quá. Một lần nữa, thuế lại đóng vai trò trung tâm. Đảng Cộng hòa muốn áp dụng cơ chế tự động giảm chi tiêu nhưng phản đối tự động tăng thuế.

Chính quyền Mỹ đã bắt đầu đề cập đến chi tiêu thuế như một cách hoàn thành được mục tiêu.

Cần đặt ra mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách và sau đó đưa ra cơ chế phù hợp cho cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Cuối cùng các biện pháp cũng chẳng thể giải quyết được vấn đề trong dài hạn nhưng sẽ tránh được việc chạm mức trần. Ai đó sẽ coi như vậy là thành công. Washington đang hướng đến mục tiêu này.

Vũ Tuấn

ngocdiep

Financial Times

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên