MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sao eurozone chưa tan vỡ?

16-08-2013 - 08:54 AM | Tài chính quốc tế

Đồng tiền chung đã thất bại trong việc trở thành một khối thống nhất đã từng được ủng hộ trước đó.

Hãy nghĩ về một cửa hàng lớn nhưng không thể làm tốt vai trò của mình. Trong điều kiện tốt nhất, cửa hàng này cũng không thể có đủ vốn để trang trải các chi phí tối thiểu. Nghiêm trọng nhất là không thể trang trải chi phí và các khoản nợ. Thế nhưng, mọi người vẫn tin rằng chủ cửa hàng sẽ làm điều cần thiết để giữ cửa hàng tồn tại và họ nói thêm: “Tin tôi đi, cửa hàng sẽ tự lo liệu được”.

Đây chính xác là điều đang diễn ra ở eurozone. Từ khi đồng euro ra mắt vào năm 1999, chi phí lao động ở Đức đã tăng 13%. Trong suốt thời gian này, chi phí lao động của Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tăng từ 20% đến 30%, và chi phí của người dân lao động ở Ý thậm chí còn tăng nhiều hơn.

Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên bởi Đức có thặng dư tài khoản hiện tại là 6% tổng sản phẩm trong nước (GDP), trong khi Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có mức cân bằng tối thiểu.

Có thể, những con số thống kê chưa thực sự chính xác, song thông điệp chung mà các nước đưa ra đều quá hợp lý. Không có cái gọi là liên minh ngân hàng hay sự cân đối tài chính trong khi sự mất cân bằng vẫn còn.

Các lý thuyết kinh tế đằng sau việc tạo ra đồng euro chính là việc tạo ra đồng tiền riêng không thể bị phá giá bởi các thành viên. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra trong khi mối quan hệ hiện tại trở nên không bền vững. Herbert Stein, một nhà kinh tế học ở Washington đã nói rằng, nếu một chính sách hoặc tình hình đã không bền vững, nó sẽ không được duy trì. Mặc dù vậy, ông không chỉ rõ nó sẽ rơi vào tình cảnh đó trong bao lâu.

Trong khi đó, vì lợi ích của những người đứng đầu các cơ quan điều hành, châu Âu đã làm cho các vấn đề trở nên phức tạp nhất có thể. Kết quả là, chỉ một số lượng nhỏ các chuyên gia tài chính mới có thể thảo luận về điều đó. Họ sẽ thảo luận và đưa ra một gói tài chính để giữ cho cấu trúc được tiếp tục. Song không phải tất cả những khoản vay và sự đảm bảo có thể khiến tình trạng thiếu bền vững tốt đẹp hơn. Tác giả bài viết đưa ra 4 kịch bản cho eurozone.

Đầu tiên là chính sách “thắt lưng buộc bụng”, điều này có thể thành công ở các nước ngoại biên. Bằng cách này, tác giả bài viết muốn nói việc hạn chế lượng cầu đã tác động mạnh đến việc cắt giảm chi phí và giá cả, đến mối quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực đồng euro, dẫn đến khả năng cạnh tranh lớn hơn, khôi phục lại mức sống tối thiểu và giúp tỷ lệ thất nghiệp sụt giảm rõ rệt. Một biến thể của điều này sẽ là một bước cải tiến trong việc cạnh tranh phi giá cả: các chuyến du lịch tới Aegean sẽ thích thú hơn hay những khách sạn ở Algarve sẽ thu hút hơn. Điều này sẽ được thực hiện trong bao nhiêu năm hay bao nhiêu thập kỷ.

Thứ hai, các nước khu vực ngoại biên có thể tiếp tục đình trệ. Con số thất nghiệp hiện nay ở Hy Lạp là 22%, 24% ở Tây Ban Nha, 18% ở Bồ Đào Nha, 15% ở Ireland và 10 % ở Italia. (Trong khi đó, tỷ lệ này là 8% ở Mỹ và Anh). Tác giả bài báo một lần nữa lo sợ một biến thể của tình hình này ở các nước sẽ còn tồi tệ hơn và sẽ dẫn tới việc di cư.

Lựa chọn thứ ba thì không chắc thành công, tuy nhiên vẫn cần thiết. Đức và các thành viên EU ở phía Bắc có thể thực hiện đến cùng các chính sách “tài chính mở rộng”, như thế có thể làm giảm “cơn hấp hối” của miền Nam. Ngoài ra các nước khu vực lõi có thể tiếp tục trợ cấp cho các nước ngoại biên vô thời hạn.

Lựa chọn thứ tư là dành cho một trong số các nước ngoại biên rời khỏi khu vực đồng euro. Tất cả “những nơi tối tăm khổ cực” sau đó sẽ có thể thoát khỏi khốn khó, không chỉ trong số các nước đã ra đi mà kể cả các nước euro còn lại, nơi mà các ngân hàng có tài sản euro lớn và có khả năng đồng euro mất giá trên sổ sách của họ. Nhưng cuối cùng các thành viên cũ của khu vực đồng euro sẽ tìm ra được quân cờ và xuất hiện với thành tích khá tốt, như đã xảy ra với Argentina khi nước này bị tách ra khỏi liên kết với đồng đô la Mỹ mà được cho là không thể phá vỡ.

Một số nhà kinh tế muốn tiếp cận vấn đề theo chiều ngược lại, muốn Đức và các nước láng giềng đưa ra những sáng kiến ​​và đánh giá cao việc rời khỏi khu vực đồng euro; nhưng điều này sẽ không xảy ra bất luận kết quả cuộc bầu cử sắp tới của Đức như thế nào.

Tất nhiên, người ta có thể tưởng tượng ra bất kỳ những thay thế và cách thỏa hiệp dựa trên bốn phỏng đoán trên, nhưng các khả năng vẫn còn hạn chế. Nếu phải đặt cược (điều mà không bao giờ muốn làm), tác giả bài viết sẽ đặt tiền của mình vào vị trí số 4.

Tòa Thánh Đế quốc La Mã - nơi mà ai cũng biết không phải thần thánh, không phải Giáo hội La Mã cũng không phải một đế chế - được thành lập bởi Charlemagne vào năm 800 và kéo dài cho đến khi nó bị giải tán bởi Napoleon vào năm 1806. Liên bang Đức đã được hình thành sau cuộc chiến tranh Napoleon và không có quyền hạn thực tế đối với các nước thành viên. Nó được củng cố bởi một liên minh thuế quan (Zollverein) vào năm 1834 và toàn bộ cơ cấu yếu ớt đó kéo dài cho đến khi được sát nhập vào nước Đức Quốc xã được thành lập bởi Bismarck vào năm 1871.

Lịch sử có lẽ đã được đẩy mạnh từ đây, nhưng chúng ta không biết tốc độ của quá trình này. Trong khi đó, đồng euro tan rã là suy đoán của bất kỳ ai. 


Thủy Tiên

huongnt

FT

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên