MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Saudi Arabia gặp họa "gậy ông đập lưng ông"

26-08-2015 - 09:08 AM | Tài chính quốc tế

Giá dầu giảm đang khiến các nước xuất khẩu dầu mỏ, trong đó có Saudi Arabia, mất đi một lượng doanh thu lớn. OPEC đang đứng trước nguy cơ phải cắt giảm sản lượng và để mất thị phần.

Khó khăn mọi bề

Năm 2015 là một năm không mấy sáng sủa cho Saudi Arabia. Những nỗ lực của Quốc vương Salman bin Abdulaziz al-Saud và con trai ông là Hoàng tử Mohammed bin Salman nhằm khẳng định vị thế quyền lực của nước nhà trong khu vực và trên thị trường dầu mỏ đang thất bại. Tuy vẫn chưa bước sang tuổi 30, Salman là người đứng thứ 2 trong danh sách kế vị của Saudi Arabia giữ sau này và hiện là kiêm chánh án Tòa án Hoàng gia, Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng tối cao của công ty dầu khí nhà nước Aramco.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gạt bỏ sang một bên những mối quan ngại của Saudi Arabia để đạt một thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran – một nước có mối quan hệ thù địch với Saudi Arabia tại khu vực Trung Đông. Đã từng có những mối lo ngại rằng việc Saudi Arabia can thiệp vào cuộc nội chiến tại Yemen thực chất là để củng cố tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực trước sự trỗi dậy của Iran khi nước này đạt được thỏa thuận hạt nhân và được dỡ bỏ các lệnh cấm vấn kinh tế suốt 3 năm qua. Nhưng với các chiến dịch không quân yếu ớt và chưa hiệu quả của mình, Saudi Arabia lại không thể hiện được điều gì khác ngoài sự “hạn chế về mặt quân sự” của chính họ. Và hậu quả từ sự “hạn chế” này là các thảm họa nhân đạo vẫn đang tiếp tục leo thang tại phía Bắc Yemen, nơi mà lực lượng phiến quân Houthi vẫn đang dành quyền kiểm soát.

Abdullah Duka, chuyên gia phân tích chính trị thuộc Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cho rằng, chiến dịch không kích lần này là một cuộc chơi không không khoan nhượng giữa Saudi Arabia và Iran. Nếu như thất bại, Riyadh sẽ mất tầm ảnh hưởng quan trọng đối với khu vực vào tay Iran.

Trong khi đó Saudi Arabia đang đối mặt với tình thế hết sức khó khăn trên thị trường dầu mỏ. Các công ty trong ngành khai thác dầu khí của Mỹ nói chung và ngành công nghiệp khai thác dầu khí đá phiến nói riêng đang đối phó với giá dầu giảm bằng việc tinh chỉnh lại hoạt động sản xuất, thúc đẩy hiệu quả. Điều này khiến sản lượng khai thác dầu năm nay của Mỹ được dự báo thậm chí sẽ cao hơn so với năm 2014. Ở những nơi khác, các nhà sản xuất khác đã tăng sản lượng dầu để bù cho khoản doanh thu bị giảm do giá dầu hạ xuống thấp. Và điều này sẽ càng gia tăng áp lực thừa cung cho thị trường dầu mỏ toàn cầu, đẩy giá dầu xuống thêm. Giá dầu WTI – một trong những chỉ số chuẩn giá dầu thế giới đã giảm xuống dưới mức 40 USD trong 2 ngày 24 và 25/8. Giá dầu giảm đang khiến các nước xuất khẩu dầu mỏ, trong đó có Saudi Arabia, mất đi một lượng doanh thu lớn.

Lối đi nào cho Saudi Arabia

Saudi Arabia có thể chọn một trong hai cách. Họ có thể tìm cách hình thành một liên minh các lực lượng để đối trọng lại mạng lưới các liên minh của Iran gồm Lebanon, Syria, Yemen và Iraq. Đó có thể là lý do tại sao các đại diện của Hamas (Phong trào Kháng chiến Hồi giáo) và của nhóm Anh em Hồi giáo đã đến thăm Riyadh – thủ đô Saudi Arabia trong những tuần gần đây. Kết quả của chuyến thăm này có thể là một đòn cứng rắn lên chế độ của tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng như làm sâu sắc thêm các cuộc xung đột ở Yemen.

Trên thị trường dầu mỏ, Saudi Arabia hoàn toàn có thể điều khiển giá dầu theo ý mình, nếu mức 50 USD vẫn chưa đủ thấp để làm tổn hại ngành công nghiệp dầu khí đá phiến, người “anh cả” của OPEC hoàn toàn có thể kéo giá dầu xuống dưới mức 40 USD và duy trì mức giá này trong thời gian dài. Điều đó có thể giải thích cho việc các khoản nợ của Saudi Arabia đang ngày một phình to ra, theo những công bố mới nhất trong hai tuần qua. Trong một động thái mới phát đi hôm 23/8 Iran đã kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của OPEC để cắt giảm sản lượng nhằm kìm chế giá dầu rơi, vậy Saudi Arabia sẽ phản ứng với điều này như nào? Giá dầu hiện đã ở dưới mức 40 USD, và nếu OPEC cắt giảm sản lượng, nó đồng nghĩa với việc nhóm này chịu mất thị phần vào tay các nhà sản xuất dầu khác trên thế giới – đi ngược lại mục tiêu của việc kìm giá dầu thấp để đòi lại thị phần của nhóm này.

Saudi Arabia đã tiêu tốn gần 62 tỷ USD dự trữ ngoại tệ của mình trong năm nay, và trong tháng 7 đã phải vay 4 tỷ USD từ các ngân hàng trong nước thông qua việc phát hành trái phiếu lần đầu tiên kể từ năm 2007. Thâm hụt ngân sách năm nay dự kiến lên đến 20% GDP. Đây là mức đặc biệt cao đối với một nước luôn duy trì thặng dư ngân sách như Saudi Arabia. Capital Economics ước tính rằng doanh thu của chính phủ sẽ giảm 82 tỷ USD trong năm 2015, tương đương với 8% của GDP.

Nguy cơ xung đột leo thang là rõ ràng. Vụ đánh bom trong tháng này tại một nhà thờ Hồi giáo gần biên giới với Yemen cho thấy rằng kẻ thù đã ở rất gần. Các mối đe dọa từ các cuộc xung đột đang lan rộng về phía nam, bắt nguồn từ Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông và lan rộng cả lên phía Bắc, bắt nguồn từ Yemen. Vì vậy, việc kìm giá dầu ở mức quá thấp sẽ dẫn đến sự mất ổn định ở khu vực và những hệ lụy khác.

Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông là một nhóm chiến binh Jihad, gồm các tay súng Hồi giáo cực đoan dòng Sunni cầm đầu các hoạt động không được công nhận ở Iraq và Syria. Trong tình trạng tự xưng và không được công nhận là một nhà nước độc lập, tổ chức này tuyên bố lãnh thổ của họ bao gồm Iraq và Syria, với dự định tuyên bố lãnh thổ trong tương lai bao trùm cả khu vực Levant - tức cả Liban, Israel, Jordan, Síp và nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Những hậu quả gần đây đang đi ngược lại với lợi ích của giới cầm quyền ở Riyadh. Một khoảng lặng – suy tính lại chiến lược lúc này là cần thiết để đảm bảo sự sống còn về quyền lực chính trị trong nội bộ Saudi Arabia.

Ngay trong nội tại đất nước, Saudi Arabia cần có những cải cách như việc loại bỏ các khoản trợ cấp cực kỳ không hiệu quả. Cụ thể, 1 lít xăng ở nước này chỉ có giá 16 cent, như vậy ước tính một năm, 80 tỷ USD doanh thu xuất khẩu đã bị hy sinh để người dân trong nước được hưởng giá xăng vào loại rẻ nhất thế giới.

Đồng thời giá dầu phải được đẩy lên và duy trì ở mức ổn định. Quốc vương năm nay đã 79 tuổi; Bộ trưởng dầu mỏ Ali al-Naimi cũng đã 80. Cả hai có lẽ đang nghĩ rằng thị trường dầu mỏ thế giới hiện nay vẫn còn hoạt động như những năm 1980 chăng?

Mặc dù Hoa Kỳ đã vượt qua Saudi Arabia là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, Ali Al-Naimi vẫn được coi là người đàn ông quyền lực nhất trong giới dầu mở. Trên cương vị là Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia và là chủ tịch của Saudi Aramco, công ty xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất. Al-Naimi cũng là chủ tịch hội đồng quản trị của Đại học bách khoa Abdullah University Kimg, một trong 50 người đàn ông quyền lực nhất thế giới năm 2014, do Forbes bình chọn.

Thị trường dầu mỏ ngày nay đã rất khác và chính quyền giáo điều như Riyadh sẽ buộc phải thừa nhận rằng lợi ích của Saudi Arabia phụ thuộc vào một giá dầu ổn định, có lẽ khoảng 70 USD đến 80 USD/thùng trong vòng 5 năm tới là hợp lý. Điều đó đòi hỏi một sự cắt giảm lớn trong sản lượng sản xuất lên đến 2 triệu thùng mỗi ngày. Điều này nghĩa rằng Saudi Arabia và vai trò của OPEC trong thế giới ngày nay buộc phải nhún mình sau bao nhiêu thập kỷ giữ thế thống lĩnh trên thị trường của “vàng đen”.

Sự giáo điều cũng là cần thiết. Trong việc đối đầu với Iran là thực tế nhưng vẫn còn đó cơ hội cho sự hợp tác - ít nhất là phục vụ các mục tiêu chung của việc đánh bại tổ chức nhà nước hồi giáo cực đoan IS. Trên trường quốc tế, Saudi Arabia vẫn cần phải tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè. Tuy nhiên một “kỷ lục” đáng xấu hổ - với 102 người bị xử chặt đầu trong năm nay, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế - đang khiến thế giới nhìn Saudi Arabia một cách rất thành kiến. Chỉ có cải cách và hiện đại hóa, loại bỏ các hủ tục Hồi giáo mới có thể thay đổi tình trạng này.

Đây là những sự lựa chọn không hề dễ dàng và cũng chẳng có một sự đảm bảo chắc chắn nào về kết quả mà nó có thể đem lại. Công bằng mà nói, một sự thay đổi chính sách trước khi kết thúc năm 2015 nhiều khả năng sẽ xảy ra, cả kể khi nó đồng nghĩa với một sự chuyển giao quyền lực và sự ra đi của Phó hoàng tử Mohammed bin Salman.

Trong những năm qua, sự thận trọng đã đem lại nhiều lợi ích cho Mohammed bin Salman hơn là một sự khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng trong khu vực. Tuy nhiên, tại thời điểm này, để những kỳ vọng vào những kết quả hợp lý trở thành hiện thực, cần có sự chung sức của cả Trung Đông.

Bảo Trung

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên