MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Scotland giành độc lập là một thảm họa kinh tế?

13-09-2014 - 18:10 PM | Tài chính quốc tế

Dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế, hành động xin tách ra khỏi Vương quốc Anh của Scotland được xem như một “cái tát nảy lửa” vào nền kinh tế nước này.

1.Rối loạn tiền tệ

Cách đây gần 20 năm, năm 1999, nghị sĩ Alex Salmond, người đứng đầu Đảng quốc gia Scotland coi đồng bảng Anh là một “gánh nặng” đối với Scotland và dự đoán nó sẽ mất giá trị vào năm 2009. Đến hôm nay, ông lại rũ bỏ nó và cho rằng một loại tiền tệ độc lập sẽ dễ bị suy yếu và khiến cho các nhà đầu tư do dự. 

Đồng thời, bỏ đồng bảng sẽ làm giảm tốc độ giao thương giữa Scotland với các nước khác trên thế giới và đe dọa nền kinh tế Scotland rơi vào tình trạng lạc hậu. Liên minh châu Âu ra chỉ thị cấm Scotland gia nhập khu vực đồng tiền chung euro trong các năm tới, điều này khiến ông Salmond vô cùng lo lắng và hoảng hốt. 

2. Giảm trữ lượng dầu

Hạng mục kinh tế chính của Đảng quốc gia Scotland là nguồn doanh thu từ dầu và khí đốt ở vùng biển Bắc. Từ lâu, Scotland vẫn được coi là một thiên đường dồi dào về dầu mỏ giống như Na-uy. 

Mặc dù dân số tương đương nhau (Na-uy 5,05 triệu dân, Scotland 5,3 triệu dân), nhưng trữ lượng dầu hydrocacbon 2 nước thu được lại khác nhau. Năm 2013, chính phủ Na-uy thu được khoảng 40 tỷ USD (theo BBC), trong khi chính phủ Anh chỉ thu được khoảng 10,8 tỷ USD (theo Financial Times), giảm 40% so với dự báo từ năm 2012. 

Theo Viện nghiên cứu tài chính dự báo trong tương lai gần, mức suy giảm này sẽ còn lớn hơn, khoảng 3,3 tỷ bảng Anh (tương đương với 5,5 tỷ USD). Nếu như không thực hiện các chính sách quản lý đúng đắn, rất có thể 5,5 tỷ USD này cũng sẽ “bốc hơi”, bởi các dàn khoan ở biển Bắc đều đã sập sệ và trữ lượng sản xuất giảm.

3. Quản lý tài chính kém

Sau thời kỳ hoàng kim của những năm 1990, hệ thống ngân hàng Scotland gần như sụp đổ vào giữa năm 2000 khi phải kêu gọi các gói cứu trợ lớn từ Ngân hàng hoàng gia Scotland và ngân hàng Lloyds (cả hai ngân hàng đều đặt trụ sở tại Edinburgh). Các ngân hàng này đã phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn và thiệt hại nghiêm trọng. 

Tháng 11/2013, Đảng quốc gia Scotland công bố, nhằm đảm bảo các nguồn tài chính trong tương lai, Ngân hàng Anh sẽ là lựa chọn cuối cùng để đối phó với các cuộc khủng hoảng sau này. Điều này đồng nghĩa với việc, những người phải nộp thuế trong các ngân hàng khác của Anh sẽ phải thực hiện thêm các gói cứu trợ ngân hàng Scotland. 

4. Tính thanh khoản yếu

Vương quốc Anh đã suy thoái trong một thời gian dài kể từ khi bắt đầu đi xâm lược thuộc địa ở thế kỷ 19 nhưng đây vẫn là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới và lớn thứ 2 châu Âu (sau Đức). Điều này mang lại cho Vương quốc Anh nhiều đặc quyền, bao gồm lãi suất thấp, vị trí tại Hội đồng bảo an liên hợp quốc, lãnh đạo NATO, vai trò quan trọng trong Hội nghị nhóm nước G20 và WTO …

Từ nhiều thập kỷ, thậm chí nhiều thế kỷ nay, Scotland vẫn được xem là quan trọng đối với nước Anh, tương tự như người đứng đầu kho bạc Gordon Brown, Alastair Darling thuộc Bộ Lao động, Norman Lamont thuộc Đảng bảo thủ hay thủ tướng Tony Blair … Họ góp phần xây dựng và duy trì vị thế vững chắc của vương quốc Anh. 

Tuy nhiên, nếu tách khỏi Anh, thay vì ngồi ở vị trí cao trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, Scotland lại đang tìm kiếm một chỗ đứng không chắc chắn và đầy rủi ro. Phải chăng Scotland “ôm mộng” đi theo con đường của Slovakia, quốc gia mới thành lập với 5,4 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người 24.000 USD/năm? Slovakia là một quốc gia độc lập, tách ra từ Cộng hòa Séc năm 1993 bởi Séc muốn loại bỏ một đất nước nghèo hơn họ trong thỏa thuận cộng sản Tiệp Khắc. Ngược lại, trong trường hợp này, nhiều người việc Scotland ảo tưởng về một quốc gia mới giàu có hơn hiện nay khi tách ra khỏi một cường quốc kinh tế như Anh là một điều hết sức hão huyền. 

Ít nhất Slovakia vẫn là một thành viên của liên minh châu Âu EU, được hưởng đầy đủ quyền lợi mà EU mang lại. Trong khi quốc gia độc lập Scotland thậm chí còn không thể đảm bảo được người dân của mình có thể tiếp tục sống và làm việc tại phần còn lại của Vương quốc Anh hay không.

5. Khan hiếm nguồn lực tự nhiên 

Một khi trữ lượng dầu bị khai thác hết, Scotland sẽ làm gì để vực dậy nền kinh tế và hướng đến tương lai giàu mạnh như mơ ước? Theo dự đoán của Hiệp hội rượu whisky Scotland, doanh thu từ rượu whisky đóng góp khoảng 3 tỷ bảng Anh (tương đương 4,8 tỷ USD) vào nền kinh tế, nhưng con số này vẫn không mấy đáng kể. Bên cạnh đó, khả năng thu hút các ngành công nghiệp chủ đạo như sản xuất, công nghệ thông tin, tài chính của quốc gia này có nguy cơ sẽ bị sụp đổ sau khi giành độc lập. 

Công ty bảo hiểm Standard Life cảnh báo, họ có khả năng sẽ di dời trụ sở nếu như có phiếu “Đồng ý” cho việc Scotland tách ra khỏi Anh quốc. Điều này đồng nghĩa với việc 5000 người lao động ở Scotland sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Không những thế, nhiều công ty khác ở Scotland cũng đang nung nấu ý định đi theo Standard Life.

Khi được phỏng vấn tại sao lại thực hiện trợ cấp cho những người sống ở các vùng xa xôi hẻo lánh, một chính khách đại diện cho miền Tây Scotland nói rằng “Việc làm này nhằm mục đích duy trì sự đa dạng văn hóa”. Phần còn lại của nước Anh đang hướng đến việc trợ cấp cho nền văn hóa cổ xưa và phong phú này. Và nếu không có sự trợ cấp, nguy cơ suy giảm dân số là điều rất dễ có thể xảy ra. “Bạn sẽ đến Scotland, một quốc gia không có người ở”. 

“Trên phương diện là một người Scotland, việc bỏ phiếu tán thành giống như việc một đứa con đồng ý cho cha mẹ ly dị. Là một nhà kinh tế, nó giống như việc ngu ngốc, tự đẩy mình lùi lại phía sau, thậm chí tự loại bỏ mình ra khỏi thế kỷ 21” – một nhà phân tích kinh tế chia sẻ.

Nguyệt Quế

huongnt

Forbes

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên