MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao tôi không thể mua đồ chơi Minion bằng đồng Nhân dân tệ?

14-02-2016 - 14:43 PM | Tài chính quốc tế

Doanh nhân người Anh Tony Brown đã sẵn sàng thanh toán cho những món đồ chơi mua từ một loạt các nhà máy Trung Quốc bằng nhân dân tệ. Nhưng những đối tác Trung Quốc lại không muốn nhận loại tiền này. Họ muốn USD.

Brown nghĩ rằng dùng tiền địa phương, với giá trị tương đương khoảng vài triệu bảng Anh mỗi tháng, sẽ là điều hấp dẫn các đối tác Châu Á vì có thể coi đây là một dấu hiệu chứng tỏ sự tin cậy và tưởng chừng như là sẽ suôn sẻ hơn cho chuyện làm ăn.

Nhưng họ lại thích tiền đô la Mỹ hơn.

Đây là 1 kinh nghiệm phổ biến của hàng trăm công ty vừa và nhỏ của Anh khi làm việc với các nhà máy và công ty Trung Quốc. Câu chuyện này cũng không khớp với hàng loạt bài báo được đăng rầm rộ trong năm 2015 tuyên bố rằng đồng Nhân dân tệ đang dần trở thành đồng tiền chính, còn London trở thành trung tâm giao dịch lớn của loại tiền này.

“Chúng tôi đã thử nhưng không có thị hiếu,” ông Brown, người có 19 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp Trung Quốc, nói.

Những dòng chảy của đồng tiền này ở một số ngân hàng lớn và các nhà đầu cơ tài chính đã tăng lên, và đồng Nhân dân tệ đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn ở Châu Á như 1 loại tiền giao dịch. Nhưng sự hiện diện của nó ở trong nền kinh tế hàng ngày ở Phương Tây thì gần như là con số không.

Hàng ngàn nhà quản lý người Anh thường xuyên làm việc với Trung Quốc nói rằng nguyên nhân là sự khó khăn trong việc thay đổi các tập quán đã được định sẵn. Các công ty Trung Quốc cần có tiền đô để trả nợ và các nghĩa vụ quốc tế khác trong khi lại có 1 sự thiếu tin tưởng vào giá trị hiện tại của đồng nhân dân tệ khi mà đồng tiền này đang đứng trước khả năng bị hạ giá mạnh lần thứ 2 kể từ tháng 8 năm ngoài.

“Trong lịch sử, họ cần tiền đô 1 cách tuyệt vọng và điều đó vẫn chỉ đơn giản là được tiếp tục cho đến nay. Chúng tôi đã có nhiều cuộc thương lượng để trả bằng tiền địa phương. Nhưng họ chỉ đơn giản là hạn chế tiếp xúc đối với nhân dân tệ nên họ muốn đô la,” ông Brown nói.

Nếu bạn đã chơi ở các hội chợ hoặc các gian hàng trò chơi ở các khu vui chơi giải trí trong vài năm qua ở Anh, khả năng cao là món quà bạn có được đã được nhập khẩu bởi công ty của ông Brown – Whitehouse Leisure, trụ sở ở thị trấn Basildon ngay ngoại ô London.

Bán chạy nhất năm qua là các món đồ chơi Minion bông, nổi tiếng nhờ bộ phim hoạt hình thiếu nhi “Desplicable Me” và được phân phối ở các điểm từ công viên Lego tới các hội chợ nhỏ di động xung quanh nước Anh.

Đó là doanh nghiệp tốt, và Whitehouse Leisure là khách hàng số 1 của AFEX, 1 trong những tập đoàn lớn nhất trong nhóm các nhà môi giới tiền tệ ở London chuyên làm việc với các công ty mà nhu cầu tiền không đủ lớn để có thể được mức giá và dịch vụ ưu đãi mà ngân hàng dành cho các doanh nghiệp lớn.

Giám đốc Kinh doanh của AFEX, James Collins, nói trong 150 khách hàng doanh nghiệp trên sổ của ông, không 1 doanh nghiệp nào đang kinh doanh lớn bằng đồng nhân dân tệ vì sự ngần ngại của chính người Trung Quốc. “Chúng tôi đã đề nghị, và rất nhiều người đã xem xét nó, nhưng không ai chịu nhận nó cả,” ông nói.

Tăng trưởng mạnh

Trung Quốc đã và đang tăng cường nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, coi đó là yếu tố quan trọng đối với vị thế của Trung Quốc sau này trong hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu.

Dữ liệu từ mạng lưới ngân hàng Swift cho thấy đồng nhân dân tệ, hay còn được gọi là RMB, hiện nay là đồng tiền được dùng nhiều thứ 5 trên thế giới cho các giao dịch quốc tế. Các nền tảng giao dịch lớn giữa ngân hàng với ngân hàng báo cáo sự tăng trưởng mạnh trong việc sử dụng đồng nhân dân tệ và chính điều này thường giúp đẩy nhân dân tệ vào danh sách những loại tiền được giao dịch nhiều nhất.

Tuy nhiên, việc các công ty Trung Quốc đã thu thập 1 lượng lớn tiền đô trong suốt 1 thập kỷ qua trong khi lãi suất tiền đô luôn siêu thấp từ năm 2008, đã củng cố lại việc sử dụng đồng đô la Mỹ trong đầu tư và giao dịch hàng ngày.

Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF năm ngoái đưa thêm đồng nhân dân tệ vào rổ tiền tệ của IMF, đồng nghĩa với việc đồng tiền Trung Quốc sẽ sớm chiếm gần 10% lượng tiền dự trữ của các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, ngay cả sau 2 năm tăng trưởng mạnh mẽ, đồng nhân dân tệ hiện chỉ chiếm 2% của tổng các khoản thanh toán quốc tế so với con số 52% của đồng đô la Mỹ; ngoài ra nó chỉ được sử dụng trong 0,5% giao dịch hàng hóa và thương mại toàn cầu.

Các công ty Trung Quốc vẫn giữ khoảng 1.000 tỷ USD tiền nợ ngắn hạn bằng đồng đô la Mỹ và vẫn đang trả nợ, cùng với lãi suất, với giá trị khoảng hàng tỷ đô la mỗi tháng. Đa số các khoản tiền đó thường rơi vào các tài khoản ở nước ngoài mà không bao giờ hạ cánh ở Trung Quốc.

Một khách hàng khác của AFEX, Bob Latham, trả khoàng 100 ngàn USD mỗi tháng cho các vật liệu com pô sit củng cố và vật liệu kính mà anh ấy mua từ các nhà máy Trung Quốc để bán cho khách hàng của mình ở Phương Tây.

“Chúng tôi đã đề nghị các nhà máy để trả bằng Nhân dân tệ. Chúng tôi quan tâm đến việc làm sao cho họ cảm thấy dễ dàng nhất để có thể bán hàng cho chúng tôi, để chúng tôi là con đường dễ nhất (của họ) tới thị trường,” ông ấy nói.

“Nhưng thường thì mọi thứ đều trở nên khá là điên khùng. Họ có tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, nơi mà họ xử lý tất cả các giao dịch quốc tế. Nên khi chúng tôi cố gắng trả bằng tiền nhân dân tệ, họ đổi sang đồng đô la Mỹ, rồi họ lại tiếp tục chuyển sang đồng nhân dân tệ. Chúng tôi không nhìn thấy một logic hay một lợi ích nào cả.”

Khánh An

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên