MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tây Ban Nha đã đến ‘bước đường cùng’?

03-07-2013 - 15:19 PM | Tài chính quốc tế

Người dân Tây Ban Nha giờ đây gần như không còn mua sắm ô tô và quần áo mới. Thậm chí đã có rất nhiều người đã phải tạm ngừng sử dụng điện thoại di động.

Theo bà Celia Ferrero, Phó chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ ATA, bên cạnh cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế và việc làm, Tây Ban Nha còn phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác nguy hiểm hơn đó là khủng hoảng lòng tin tiêu dùng. Cho đến nay, nền kinh tế lớn thứ 4 trong khối các nước sử dụng đồng tiền euro vẫn đang phải chật vật khắc phục hậu quả bong bóng bất động sản vỡ hàng loạt từ hồi năm 2008 khiến họ mất đi hàng triệu việc làm và đẩy tình trạng nợ nần tăng vọt. 

Hiện, tỷ lệ thất nghiệp của “xứ sở bò tót” đã tăng lên mức kỷ lục 27%. Tỷ lệ thất nghiệp cao ngất ngưởng cùng với những chính sách cắt giảm chi tiêu mạnh tay của chính phủ, song song với chương trình tăng thuế nhằm giảm thâm hụt ngân sách đã khiến người tiêu dùng Tây Ban Nha thắt chặt hầu bao mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Theo thống kê, doanh số bán lẻ ở Tây Ban Nha đã giảm 2,6% trong tháng 4/2013 và trở thành tháng giảm thứ 34 liên tiếp.

Rocio Algecira, phát ngôn viên của tập đoàn tiêu dùng FACUA, cho biết, thất nghiệp gia tăng khiến cho các gia đình Tây Ban Nha phải đề ra những ưu tiên khi đi mua sắm. Điều dễ thấy là dù thất nghiệp nhưng lượng tiêu thụ hàng hóa thiết yếu không giảm và lượng mua sắm các loại hàng hóa khác sẽ giảm mạnh. Tình trạng này sẽ tiếp diễn nếu tình hình kinh tế và việc làm không được cải thiện. Chính phủ Tây Ban Nha dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ không giảm xuống dưới 25% cho tới năm 2016.

Trong lúc này, các hãng ô tô dự báo doanh số bán ra tại Tây Ban Nha trong năm nay chỉ đạt 7000.000 chiếc, bằng 1/2 so với doanh số 1,5 triệu chiếc/năm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế chưa bùng phát. Các hãng viễn thông Tây Ban Nha cũng cho biết, người tiêu dùng nước này đang tắt di động hàng loạt. Riêng trong tháng 3/2013, khoảng 300.000 thuê bao đã ngừng hoạt động và đây là tháng thứ 8 liên tiếp số lượng thuê bao di động ở đất nước này tăng trưởng âm.

Mới đây, tập đoàn bán lẻ thời trang nổi tiếng của Tây Ban Nha là Blanco (hiện có 300 cửa hàng ở 27 nước trên thế giới với khoảng 2.000 nhân viên) đã phải đệ đơn xin phá sản do tình hình bán hàng quá ế ẩm. Theo số liệu của tập đoàn bán lẻ hàng may mặc ACOTEX, doanh số bán quần áo ở Tây Ban Nha ước giảm 8,7% trong năm nay và là năm thứ 7 liên tiếp doanh số tiêu thụ giảm.

Không chỉ có các mặt hàng đắt tiền như ô tô hay thiết yếu như quần áo phải chịu cảnh không có khách mua, mặt hàng thuốc lá – thứ sản phẩm rất khó bỏ qua khi đã nghiện – cũng không thoát khỏi tình trạng bi đát. Tập đoàn thuốc lá Altadis (liên doanh giữa Pháp và Tây Ban Nha) công bố sẽ giảm gần 10% số nhân viên ở Tây Ban Nha do doanh số tiêu thụ giảm khoảng 40% trong vòng 4 năm trở lại đây.

Tập đoàn bán lẻ đồ điện tử Darty dự định sẽ đóng cửa 43 cửa hàng ở Tây Ban Nha trong tháng 6/2013, sau khi đã lỗ 15,6 triệu euro riêng tại nước này trong năm 2012. Theo bà Ferrero, Tây Ban Nha đã phải khai tử gần 47.000 doanh nghiệp và khoảng nửa triệu việc làm mà nước này tạo ra kể từ khi khủng hoảng kinh tế bắt đầu.

Người dân Tây Ban Nha biểu tình chống sa thải lao động, tăng thuế để bù đắp thâm hụt ngân sách.

Chính phủ Tây Ban Nha mới đây đã thông qua kế hoạch hỗ trợ khu vực bán lẻ và tăng cường sức cạnh tranh cho lĩnh vực này thông qua việc tạo điều kiện dễ dàng hơn cho thương mại điện tử phát triển. Giáo sư Josse Luis Nuenco thuộc trường ĐH Kinh doanh IESE ở thủ đô Mandrid cho rằng Tây Ban Nha cần tái cơ cấu khu vực bán lẻ bởi trong giai đoạn bùng nổ, Tây Ban Nha đã mở quá nhiều cửa hàng và trở thành quốc gia có nhiều cửa hiệu nhất châu Âu.

Theo Lương Minh

huongnt

Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên