MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thái Lan: Già trước khi giàu

03-03-2011 - 17:30 PM | Tài chính quốc tế

Năm 2030, Thái Lan, Việt Nam, Indonexia, Trung Quốc và Philippin chưa thể gia nhập câu lạc bộ giàu châu Á. Thế nhưng Thái Lan và Trung Quốc sẽ vừa nghèo vừa già.

Kiếm được 6USD/ngày từ cửa hàng bán đồ ăn bên ga xe lửa, cô Lumyai Rungruang không tin vào thông tin lương cơ bản tại Thái Lan đang tăng. Người bán hàng 54 tuổi này quá bận rộn ứng phó với lạm phát tăng cao.

Giá nước dừa tăng gấp đôi. Giá trứng tăng 50% lên 2,95USD/12 quả trứng. Lo lắng về khả năng liệu thu nhập có theo kịp giá hàng hóa, bà cảm thấy lo lắng về tương lai.

Bà mẹ của 5 đứa trẻ nói: “Tôi muốn làm việc trong suốt khoảng thời gian còn lại của cuộc đời.”

Thập kỷ qua, mức lương tối thiểu của Thái Lan thường không tăng tương đương với lạm phát, khoảng cách giàu nghèo tại Thái Lan lên cao nhất tại châu Á (theo tính toán của Ngân hàng Thế giới). Sự căng thẳng của tầng lớp người lao động nước này ngày một lớn hơn.

Mức lương của người Thái đang dần cải thiện. Lương tối thiểu tăng 6,4% trong năm nay, giá cả các hàng hóa nông nghiệp tăng cũng hỗ trợ phần nào cho nông dân.

Dù thu nhập người dân cải thiện sẽ mang đến sự ủng hộ đối với Thủ tướng Thái Lan trong cuộc bầu cử vào năm nay, nó khiến người ta đặt câu hỏi về việc liệu kinh tế Thái Lan, nền kinh tế lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, có thể duy trì được lợi thế chi phí đối với các nước khác tại châu Á, từ Trung Quốc cho đến Malaysia và Ấn Độ.

Cũng cần nhấn mạnh về vấn đề khác mà chính phủ và hàng triệu người lao động Thái Lan đang đương đầu: Liệu Thái Lan có trở nên già cỗi trước khi giàu có?

Ông Atchana Waiquamdee, phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan, phát biểu: “Cái tôi lo lắng chính là thị trường lao động. Chúng ta có thể không cạnh tranh được với nhóm nước có mức lương lao động thấp đang vươn lên mỗi ngày như Việt Nam. Thế nhưng chúng ta cần thêm người trong tầng lớp trung lưu, nếu không chúng ta sẽ không thể tránh được vấn đề xã hội và sự xung đột giữa tầng lớp thu nhập thấp và thu nhập cao.”

Thị trường lao động 2 cấp độ

Ông Atchana, trong bài phỏng vấn với Reuters, cho biết Thái Lan sẽ theo đuổi cách tiếp cận 2 hướng với vấn đề tiền lương người lao động, duy trì mức lương thấp của người lao động không có kỹ năng (nhóm bao gồm hàng triệu người nhập cư từ Myanmar) và nâng lương của lao động trình độ cao.

Ông Atchana nói: “Chúng ta không có đủ lao động có tay nghề. Tôi nghĩ chúng ta sẽ có mức lương cao hơn đối với 2 loại lao động, dù tốc độ tăng trưởng của lương tối thiểu có thể không cao bởi nguồn cung lao động thiếu tay nghề quá lớn.”

Dù nhóm lao động thiếu kỹ năng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo cuộc sống khi chi phí tăng cao, những lao động nào có kinh nghiệm và trình độ tốt hơn như thợ máy, người lao động trong các dây chuyền lắp ráp, sẽ hưởng lương tốt hơn. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức khoảng 1,2%.

Ngân hàng Thế giới công bố Thái Lan, trung tâm của nhà máy sản xuất cho hãng xe nổi tiếng thế giới như General Motors, thiếu khoảng 100 nghìn lao động sản xuất trong năm 2010.

Lương lao động tăng, Thái Lan gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn đảo ngược xu thế FDI sụt giảm. FDI vào Thái Lan năm 2010 chỉ đạt 7,7 tỷ USD. Trong khi đó, FDI vào nước láng giềng Malaysia tăng gấp 3 lần.

Lương tăng còn đe dọa đánh mất lợi thế chi phí của Thái Lan. Một người công nhân Thái Lan kiếm được trung bình 263USD/tháng, thấp hơn con số 269USD của Ấn Độ hay 298USD của Malaysia và 303USD của Trung Quốc.

Các nhà sản xuất có nhiều lựa chọn, trong đó bao gồm Việt Nam, nơi mức lương lao động trung bình thấp chỉ bằng nửa Thái Lan, ở mức khoảng 107USD. Lương lao động tại Philippin và Indonexia cũng thấp hơn Thái Lan.

Thủ tướng Thái Lan đang tập trung giành lá phiếu của những người nghèo, nhóm đã góp phần không nhỏ tạo ra cuộc biểu tình của phe áo đỏ vào năm 2010.

Tính toán từ Ngân hàng Thế giới cho thấy khoảng 20% người Thái kiếm được 55 tổng thu nhập trong khi đó 20% người nghèo nhất chỉ có 4%, khoảng cách giàu nghèo lớn nhất tại châu Á.

Già trước khi giàu

Chuyên gia kinh tế tại Bank of America Merrill Lynch cho rằng Thái Lan đang đương đầu với rủi ro trở nên già trước khi giàu dựa trên tính toán về tài sản bình quân đầu người và tốc độ già của dân số.

Các nhà hoạch định chính sách kinh tế Thái Lan trong nỗ lực mở rộng tầng lớp trung lưu sẽ gặp đương đầu với không ít áp lực. Hệ thống phúc lợi xã hội của Thái Lan hiện chưa thực sự tốt. Chính phủ công bố hỗ trợ 500 bath tương đương 16USD cho một người già, con số được coi như quá ít.

Thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan năm 2008 ở mức 8.232USD xét theo ngang giá sức mua. Đến năm 2015, con số này dự kiến lên mức 11.399USD/người, thấp hơn nhiều nếu so với 67.061USD của Singapore, 57.963USD của Hồng Kông và 24.759USD của Đài Loan.

Đến năm 2030, Thái Lan, Việt Nam, Indonexia, Trung Quốc và Philippin sẽ vẫn chưa thể nào gia nhập nhóm câu lạc bộ nước giàu của châu Á. Thế nhưng Thái Lan và Trung Quốc là nước nước sẽ vừa nghèo và già.

Số liệu khác củng cố cho quan điểm trên. Dịch vụ y tế và biện pháp tránh thai tốt hơn đã khiến tỷ lệ sinh của Thái Lan giảm từ mức 6,8% vào năm 1965 xuống mức 1,8%, thấp hơn mức tối thiếu 2% - tỷ lệ một cái chết được thay thế bởi một ca sinh.

Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo số lượng người Thái trên 65 tuổi đến năm 2050 hoặc cao hơn dự kiến sẽ tăng gấp 3 và chiếm 23% dân số.

Lĩnh vực dịch vụ của Thái Lan, hiện đang đóng góp khoảng 40% vào kinh tế Mỹ, sẽ đóng góp tới 50%.

Ông Nuchjarin Panarode, chuyên gia kinh tế tại công ty chứng khoán Capital Nomura Securities, nhận xét: “Người Thái đang giàu hơn và với xu thế này, chất lượng cuộc sống sẽ cải thiện hơn bao giờ hết.”

Tuy nhiên khi dân số già đi, Quỹ phúc lợi xã hội cung cấp hỗ trợ cho người ốm và cấp tiền lương hưu, sẽ đương đầu với nhiều áp lực. Người đứng đầu bộ phận chính sách tiền tệ của Thái Lan cảnh báo quỹ này có thể hết tiền sau 40 năm nữa. Ông nói: “Tiền trong quỹ hưu không đủ cho người Thái.”

Ngọc Diệp
Theo CNBC


ngocdiep

Trở lên trên