MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thế giới hoảng loạn khi kế hoạch 700 tỷ thất bại

30-09-2008 - 17:21 PM | Tài chính quốc tế

Sự kỳ vọng quá lớn vào thành công của kế hoạch 700 tỷ USD khi biến thành thất vọng đã đẩy thế giới vào trạng thái tiêu cực ít thấy.

Những ngày gần đây, thế giới đã hết sức kỳ vọng vào việc kế hoạch 700 tỷ USD ứng cứu cho thị trường tài chính Mỹ sẽ được thông qua.

 

Sự kỳ vọng đó không phải không có lý do bởi cho đến gần thời điểm kế hoạch được đưa ra bỏ phiếu ở Hạ Nghị Viện ngày 29/09, mọi thông tin đều tích cực.

 

Cụ thể, đến trưa ngày 28/09, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi công bố thỏa thuận giải cứu thị trường trị giá 700 tỷ USD, và mọi chuyện chỉ chờ thỏa thuận trên giấy tờ.

 

Bộ trưởng Bộ Tài Chính Mỹ cũng thể hiện sự tin tưởng và cho biết mọi chuyện đã đi đến hồi thống nhất.

 

Thế giới cũng đã tin như vậy, nhưng rồi kết quả bỏ phiếu ngày 29/09 đã khiến người ta không thể nào quên. 228 phiếu chống – 205 phiếu thuận, chỉ còn thiếu đúng 12 phiếu để kế hoạch hồi sinh thị trường.

 

Trong khi tổng thống Bush trước đó ra sức kêu gọi sự ủng hộ đối với kế hoạch này, chính nghị sỹ thuộc Đảng Cộng Hòa của ông lại là những người góp phần lớn nhất đẩy kế hoạch này vào hồi bế tắc.

 

Ngay sau thông tin trên, xét trên cả yếu tố tâm lý và tài chính, thị trường toàn cầu thiệt hại lớn.

 

Mất lòng tin vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư chuyển tiền sang thị trường vàng, giá vàng giao ngay tại thị trường New York tăng đến 25USD/ounce, vượt qua mốc 900USD/ounce.

 

Sự thất vọng về việc kế hoạch chững lại nhiều khả năng cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu đẩy giá dầu hạ hơn 10USD/thùng.

 

Nhà lãnh đạo hàng đầu các nước phản ứng khá gay gắt với quyết định của Hạ Viện, Thủ tướng Anh phát biểu với báo giới như sau:”Việc kế hoạch 700 tỷ USD không được thông qua là một điều rất đáng thất vọng. Chúng ta cần kế hoạch đó để duy trì sự ổn định và niềm tin cho thị trường, chúng tôi sẵn sàng tiến hành nhiều biện pháp để bảo đảm ổn định và an ninh cho thị trường.”

 

Lãnh đạo cao cấp của Australia cũng coi đây là một thất bại tồi tệ và chính phủ Mỹ cũng như các nhà hoạch định chính sách kinh tế cao cấp cần quay lại bàn đàm phán để đưa ra kế hoạch cứu thị trường.

 

Thị trường Mỹ có phiên hạ điểm đi vào lịch sử khi nhiều nhà đầu tư quá hoảng loạn. Thị trường Mỹ có phiên giao dịch lịch sử khi chỉ số S&P giảm mạnh nhất kể từ năm 1987 sau khi Hạ viện Mỹ bất ngờ từ chối kế hoạch giải cứu thị trường tài chính trị giá 700 tỷ USD. Chỉ số Dow Jones cũng giảm mạnh nhất trong lịch sử.

 

Chỉ số S&P 500 hạ 106,59 điểm, tương đương 8,8%, kết thúc giao dịch ở mức 1.106,42 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 778 điểm, tương đương 7% xuống còn 10.365,45 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 199,61 điểm, tương đương 9,1%, đóng cửa giao dịch ở mức 1.983,73 điểm, giảm sâu nhất kể từ 4/2000.

 

Chỉ trong một ngày, thị trường chứng khoán Mỹ mất 1.200 tỷ USD, 228 phiếu chống. 1 phiếu chống tương đương 5 tỷ USD.

 

Chứng khoán châu Âu giảm mạnh nhất trong 8 tháng sau cuộc giải cứu nhanh chóng ngân hàng Fortis và kế hoạch giải cứu thị trường tài chính bị từ chối. Chỉ số FTSE 100 giảm 269,7 điểm, tương đương 5,3%, ngừng giao dịch ở mức 4.818,77 điểm.

 

Thị trường chứng khoán châu Á cũng không thể diễn biến tích cực. Tại thị trường chứng khoán Úc, chỉ số S&P ASX sụt giảm 5,3%. Thị trường chứng khoán Nhật bản: chỉ số Nikkei giảm 4%, chỉ số Topix giảm 3,59%.

 

Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi đã có lúc giảm gần 6% sau đó hồi phục ấn tượng và kết thúc phiên chỉ còn giảm 0,57%. Điểm sáng duy nhất tại thị trường chứng khoán châu Á là thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ số Hang Seng tăng 0,76%.

 

Tuy nhiên, vẫn có lý do để hy vọng rằng một số điểm sẽ phải thay đổi để kế hoạch ứng cứu mới được áp dụng vào thị trường. Lý do cho điều này là nếu kế hoạch có không được thông qua, và kế hoạch sau đó khi chỉnh sửa cũng không được thông qua, chẳng bên nào có lợi, nghị sỹ Đảng Cộng Hòa, tất nhiên cũng không muốn điều đó xảy ra.

 

Cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới, vòng tranh luận đầu tiên, ứng cử viên Đảng Cộng Hòa đã thua. Nếu muốn tiếp tục lãnh đạo nước Mỹ, họ không thể để người dân mất lòng tin vào chính sách kinh tế của Đảng Cộng Hòa.

 

Các nhà hoạch định chính sách đã quay lại bàn đàm phán để gấp rút đưa ra thay đổi mới để đưa ra kế hoạch đã chỉnh sửa.

 

Thục Nhi

Tổng hợp từ Bloomberg, Businessweek

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên