MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường lao động toàn Đông Nam Á sẽ thay đổi dưới tác động từ Myanmar

03-04-2012 - 18:36 PM | Tài chính quốc tế

Ngành công nghiệp và sản xuất Thái Lan phụ thuộc rất nhiều vào lao động nhập cư từ Myanmar. Nếu số lao động này về nước, rất nhiều biến chuyển sẽ kéo theo.

Sau khi Myanmar kết thúc cuộc bầu cử vào ngày Chủ nhật, nhiều lãnh đạo kinh doanh đang đặt câu hỏi về tác động từ cải cách chính trị gần đây.

Đối với nhiều công ty thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vấn đề ở chỗ liệu những người công nhân của Myanmar có quyết định trở về nhà hay không.

Hiện nay, ước tính khoảng hơn 1 triệu người công nhân nhập cư của Myanmar đang làm lao động phổ thông tại Thái Lan. Nếu điều kiện chính trị và kinh tế tại Myanmar tiếp tục cải thiện, các chuyên gia tin rằng những công nhân trên sẽ về nước và những công nhân còn lại ở Myanmar có thể quyết định không rời Myanmar nữa. Như vậy cuối cùng các công ty tại Thái Lan và nhiều nơi khác sẽ phải đối đầu với tình trạng chi phí lao động tăng cao.

Nghiên cứu vào ngày 22/03/2012 từ công ty tư vấn Eurasia Group cho thấy các công ty Thái Lan, đặc biệt trong ngành sản xuất cơ bản và nông nghiệp, nhiều khả năng sẽ đối đầu với vấn đề thị trường lao động thắt chặt trong vài năm tới bởi công nhân Myanmar không còn muốn đến Thái Lan làm việc.

Nghiên cứu có đoạn viết: “Công nhân nhập cư Myanmar đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Thái Lan.” Công nhân Myanmar chiếm khoảng từ 25% đến 30% tổng nhân công lao động giá rẻ ở Thái Lan và nhận mức lương thấp hơn từ 30% đến 50% so với công nhân Thái Lan cùng trình độ, kỹ năng. Công nhân Myanmar thường làm việc trong những ngành với đặc thù 3D: nguy hiểm (dangerous); bẩn thỉu (dirty); và khó khăn (difficult).

Chương trình cải cách kinh tế mới của Myanmar, trong đó bao gồm quy định mới về thêm hỗ trợ thuế cho nhà đầu tư nước ngoài, sẽ có thể giúp kích thích kinh tế Myanmar tăng trưởng, động lực muốn đến Thái Lan làm việc sẽ giảm bớt.

Nhiều doanh nghiệp Thái Lan khi đó có thể sẽ phải cần trả lương cao hơn cho lao động Myanmar hoặc chuyển hoạt động đến Việt Nam, Lào hoặc Campuchia.

Chính phủ Thái Lan có lẽ cũng đến lúc cần phải tập trung thu hút thêm nhiều lao động từ các nước khác như Việt Nam, Nepal hay Bangladesh.

Gần như tất cả công dân Myanmar hiện đang làm việc tại Thái Lan đều không muốn ở lại Thái bởi ở đây họ bị đối xử và coi thường như công dân hạng 2.

Đình Hảo

ngocdiep

Reuters,Bloomberg

Trở lên trên