MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thuế và nợ khiến Mỹ mất vị trí top 10 nền kinh tế tự do nhất thế giới

15-01-2014 - 09:00 AM | Tài chính quốc tế

Mỹ bị tụt hạng bởi những bế tắc trong ngân sách và khối lượng nợ ngày càng phình to. Chính quyền của ông Obama được đánh giá là ngày càng đưa ra nhiều luật lệ.

Mức độ tự do của kinh tế thế giới đã chạm mốc cao kỷ lục. Đó là nhận định được đưa ra bởi Heritage Foundation và tờ Wall Street Journal khi công bố chỉ số xếp hạng mức độ tự do của các nền kinh tế trên toàn thế giới. 

Bảng xếp hạng cũng cho thấy sau 7 năm sụt giảm thứ hạng liên tiếp, năm nay, Mỹ đã bị loại khỏi top 10.
Ra đời 20 năm trước, đây là chỉ số đo lường mức độ tự do của một nền kinh tế với thang điểm từ 0 đến 100. Các nước được đánh giá qua 10 tiêu chí, trong đó có sự hợp lý của ngân sách, quy mô chính phủ và luật sở hữu đất đai. Theo đó, các quốc gia có thứ hạng cao thường đi kèm với tốc độ tăng trưởng cao, có được thịnh vượng trong dài hạn và xã hội phát triển. Ngược lại, quốc gia có thứ hạng thấp sẽ phải đối mặt với nguy cơ nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao và bất ổn xã hội. 

Mỹ bị tụt hạng bởi những bế tắc trong ngân sách và khối lượng nợ ngày càng phình to. Chính quyền của ông Obama được đánh giá là ngày càng đưa ra nhiều luật lệ trong nhiều ngành (y tế, tài chính và năng lượng). 

Hồng Kông tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng năm nay, theo sau là Singapore, Australia, Thụy Sĩ, New Zealand và Canada. Mauritius là quốc gia đứng đầu ở châu Phi, Chile dẫn đầu Mỹ Latinh và Bahrain dẫn đầu khu vực Trung Đông. 

Ở châu Âu, Đức, Thụy Điên, Georgia và Ba Lan thăng hạng trong khi Hy Lạp, Italia, Pháp, Síp và Anh bị tụt hạng. 

Bất chấp khủng hoảng tài chính và suy thoái, kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng gần 70% trong 20 năm qua, từ mức 32.000 tỷ năm 1993 lên 54.000 tỷ năm 2012. Hàng trăm triệu người đã thoát khỏi nghèo đói.

Thu Hương 

huongnt

WSJ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên