MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thương mại giữa hai bờ Thái Bình Dương: Quặng đồng và rượu nho

12-01-2015 - 09:20 AM | Tài chính quốc tế

Thực phẩm và đồ uống đưa châu Á và Mỹ Latinh - hai khu vực ở hai bên bờ Thái Bình Dương - đến gần nhau hơn.

Cách đây không lâu, một số nhà nghiên cứu rượu nho Trung Quốc đã đến thăm một trong những khu vực trồng nho nổi tiếng của Chile, thung lũng Colchagua, để tìm hiểu cơ hội đầu tư. Họ đến từ Cofco, một tập đoàn sản xuất thực phẩm và đồ uống thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc.

Thương hiệu rượu Great Wall của tập đoàn này rất được ưu chuộng trong tầng lớp trung lưu. Năm 2010, Cofo đã đầu tư 18 triệu USD để mua lại Bisquertt, một trong những thương hiệu có tiếng tại thung lũng này. Nó đã được đổi tên thành Santa Andrea để dễ phát âm hơn, và đưa vào sản xuất hàng loạt. Giá rượu được hạ xuống, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu rượu từ Chile sang Trung Quốc tăng lên đáng kể. Đa số rượu được đóng trong chai 2 lít, điều này chứng tỏ nhóm khách hàng sành điệu ở Trung Quốc không còn là trọng tâm duy nhất của thương hiệu này.

Trên bản đồ địa lý thế giới, Chile nằm khá xa Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nước này, chiếm hơn 1/5 tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là quặng đồng, tuy nhiên thực phẩm và đồ uống cũng có vai trò quan trọng.

Andrés Rebolledo, trưởng ban thương mại quốc tế của Chile cho biết, nước này đang tập trung sản xuất và xuất khẩu cá hồi sang thị trường châu Á. Những động thái trên thể hiện nỗ lực của Chile trong việc phát triển thương mại quốc tế và gia tăng giá trị xuất khẩu nông nghiệp của nước này.

Theo một báo cáo chung từ Ngân hàng phát triển châu Á và Ngân hàng phát triển liên Mỹ năm 2012, nhu cầu về quặng đồng có thể bị ảnh hưởng theo sự lên xuống của nền kinh tế Trung Quốc, tuy nhiên tiềm năng giao thương giữa hai bờ Thái Bình Dương trong ngành thực phẩm sẽ tiếp tục tăng mạnh. Đặc biệt nhu cầu về đất canh tác và nguồn nước của Trung Quốc có thể được bổ sung hoàn hảo bởi các đối tác Mỹ Latin.

Các nghiên cứu từ năm 1975 đến năm 2009 cho thấy Trung Quốc đã “hi sinh” khoảng 20% diện tích đất nông nghiệp cho quá trinh đô thị hóa và sa mạc hóa. Tuy nhiên, khi mức sống của người dân được cải thiện, nhu cầu về các thực phẩm bổ dưỡng và giàu protein cũng đồng thời tăng cao. Năm trong số mười hàng hóa được xuất khẩu nhiều nhất đến châu Á thuộc nhóm hàng thực phẩm bao gồm gia cầm, củ cải đường, dầu đậu nành, dầu thực vật và đậu nành.

Hiện nay, mức thuế nông nghiệp ở châu Á luôn ở mức khá cao. Trong khi đó khu vực Mỹ Latin nhập khẩu rất nhiều nhà máy điện và các linh kiện ô tô từ châu Á. Điều này giải thích sự chênh lệch “báo động” trong cán cân thương mại giữa hai khu vực này. Tuy nhiên, những kinh nghiệm giao thương trong quá khứ sẽ giúp Trung Quốc tiếp tục phát triển mối quan hệ sản xuất - nông nghiệp với các đối tác Mỹ Latin.

Một cuốn sách được xuất bản năm 1972 bởi Alfred Crosby, có tên là “Thương mại Columbian” đã giải thích quá trình sau khi khám phá ra châu Mỹ, các sản phầm nông nghiệp như khoai lang, ngô, lạc, thuốc lá và tiêu được vận chuyển xuyên Thái Bình Dương tới Trung Quốc như thế nào. Hiện nay, Trung Quốc phải đối mặt với thực trạng bùng nổ dân số và không đủ đất màu mỡ. Trong khi đó, Mỹ Latin có diện tích đất nông nghiệp lớn, mùa vụ có thể canh tác từ những vùng đất cằn cỗi nhất. Do vậy, nối tiếp truyền thống cung cấp các loại gia vị Tứ Xuyên trong quá khứ, khu vực này hứa hẹn tiềm năng với các mặt hàng mới như rượu nho.

Thảo Phương

Thu Hương

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên