MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thương mại tự do mang đến sự thịnh vượng cho các nền kinh tế

28-06-2011 - 17:08 PM | Tài chính quốc tế

Tại Ấn Độ, việc chuyển hướng sang tăng trưởng kinh tế nhanh trong đó bao gồm tự do hóa thương mại đã giúp kéo 200 triệu người khỏi cảnh đói nghèo.

Khác với những gì nhiều chuyên gia thường chê bai, thương mại toàn cầu có rất nhiều ưu điểm. Thương mại toàn cầu không chỉ có ảnh hưởng đến sự thịnh vượng nói chung mà còn tác động đến hoạt động phân phối, luận điểm thương mại tự do trở nên hợp lý về mặt đạo đức.

Mối quan hệ giữa sự cởi mở về thương mại và sự thịnh vượng kinh tế hết sức mạnh mẽ. Ví dụ, giáo sư Arvind Panagariya thuộc đại học Colombia University phân chia các nước đang phát triển ra thành 2 nhóm: nhóm tăng trưởng thần kỳ với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 3% hoặc cao hơn nữa, nhóm nước kém hơn đạt mức tăng trưởng GDP bằng không hoặc thậm chí tăng trưởng âm. Ông phát hiện ra mối quan hệ tương xứng giữa tăng trưởng kinh tế và thương mại của 2 nhóm nước này trong giai đoạn 1961 đến 1999.

Tất nhiên, người ta có thể khẳng định rằng tăng trưởng GDP giúp tạo ra tăng trưởng thương mại chứ không phải ngược lại. Không ai dám tuyên bố rằng tăng trưởng thương mại chẳng liên quan gì đến chính sách thương mại. Giá chi phí vận tải thấp giúp khối lượng giao dịch thương mại tăng lên; rào cản thương mại được dỡ bỏ đi, thương mại cũng có được yếu tố hỗ trợ quan trọng.

Cần nhớ đến việc GDP của Ấn Độ và Trung Quốc tăng trưởng nhanh ấn tượng sau khi chính phủ hai nước này giỡ bỏ rào cản thương mại ở thời điểm cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Tại cả 2 nước này, quyết định đảo ngược chính sách bảo hộ không phải là cải tổ duy nhất được đưa ra nhưng nó đóng vai trò quan trọng.

Trong nhóm nước phát triển, hoạt động tự do hóa thương mại, bắt đầu từ thời kỳ hậu chiến tranh thế giới thứ 2, đã được tiến hành cũng với nhiều hình thức mở cửa kinh tế khác (ví như việc áp dụng chế độ chuyển đổi đồng tiền), GDP lập tức tăng trưởng. Quá trình tăng trưởng kinh tế đã bị gián đoạn trong giai đoạn thập niên 1970 và 1980, nguyên nhân chính bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế vĩ mô do thành công của nhóm OPEC và chính sách gây ra giảm phát của chủ tịch Fed khi đó.

Luận điểm tiêu cực ủng hộ cho hoạt động bảo hộ khá lớn. Sử gia kinh tế Douglas Irwin tin các chính sách bảo hộ đã giúp củng cố sự phát triển cho các ngành còn non trẻ tại Mỹ thế kỷ 19. Ông cũng đưa ra bằng chứng rằng nhiều nước đã áp dụng biện pháp bảo hộ thành công khi đó, Canada và Achentina sử dụng thuế quan như một nguồn doanh thu chứ không phải công cụ bảo vệ công ty sản xuất nội địa.

Người làm thương mại tự do không nên lo lắng rằng việc mở cửa về thương mại sẽ không mang lại tăng trưởng cho nhóm nước đang phát triển. Thương mại chỉ là công cụ điều tiết. Ví dụ nếu cơ sở hạ tầng không tốt hoặc có chính sách nội địa ngăn nhà đầu tư giành lấy cơ hội thị trường (ví dụ như chính sách hạn chế giấy phép tại một số nước Nam Á), kết quả sẽ chẳng có gì. Để có thể hưởng lợi từ mở cửa thương mại, cần phải đảm bảo có đủ chính sách hỗ trợ.

Các chuyên gia phân tích thay đổi luận điểm và khẳng định lợi ích của tăng trưởng nhờ vào thương mại có lợi chủ yếu cho nhóm quý tộc chứ không phải người nghèo. Luận điểm này thật vô căn cứ.

Tại Ấn Độ, việc chuyển hướng sang tăng trưởng kinh tế nhanh trong đó bao gồm tự do hóa thương mại đã giúp kéo 200 triệu người khỏi cảnh đói nghèo. Tại Trung Quốc, khi kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, khoảng 300 triệu người đã thoát khỏi cảnh đói nghèo từ khi quá trình cải tổ nền kinh tế bắt đầu.

Trên thực tế, nhóm nước phát triển cũng hưởng lợi khi thương mại giúp giảm đói nghèo. Khác với quan điểm thông thường, thương mại với nhóm nước nghèo không bần cùng hóa các nước giàu. Điều ngược lại mới chính xác. Lương lao động chịu ảnh hưởng khi lực lượng lao động không có kỹ năng ngày một đông đảo hơn; nhập khẩu hàng hóa cần nhiều sức lao động từ các nước đang phát triển mang lại lợi ích cho người nghèo tiêu thụ các loại hàng hóa này.

Nếu thương mại tự do hơn giúp giảm đói nghèo, các bên chỉ trích có phần quá ngạo mạn. Thế nhưng trên thực tế những người ủng hộ thương mại tự do còn có quan điểm đạo đức cao hơn: khi còn ít nhất 1 tỷ người đang sống trong cảnh đói nghèo, còn động lực đạo đức nào cao hơn thế? Nói về công bằng xã hội rất đơn giản thế nhưng làm được gì để mang lại điều đó mới khó. Những người ủng hộ thương mại tự do vì thế có thế mạnh riêng.

Nhà sử học Frank Trentmann đã chỉ ra yếu tố ủng hộ cho thương mại tự do tại nước Anh thế kỷ 19 xét trên góc độ đạo đức: nó giúp mang lại không chỉ sự thịnh vượng về kinh tế mà còn cả sự hòa bình. Cũng cần nhớ lại rằng Bộ trưởng Nội vụ Mỹ đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1945 nhờ những chính sách và nỗ lực không mệt mỏi nhân danh thương mại tự do đa phương.

Tác giả bài viết là ông Jagdish Bhagwati hiện đang là giáo sư kinh tế và luật tại đại học Colombia kiêm chuyên gia kinh tế quốc tế tại Hội đồng Quan hệ quốc tế.

Đình Hảo
Theo ProjectSyndicate

ngocdiep

Trở lên trên