MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tính thất nghiệp sao cho đúng?

21-03-2014 - 11:01 AM | Tài chính quốc tế

Điều khiến mọi người lo lắng là Ngân hàng Trung ương có thể hiểu nhầm các kết luận và bám chặt vào các chính sách mà có thể bóp nghẹt sự phục hồi của nền kinh tế vốn đã yếu ớt.

Tỷ lệ thất nghiệp – con số còn tranh luận…

Có một cuộc tranh luận gay gắt ngay tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về một vấn đề nghe qua có vẻ đơn giản: con số thống kê tỷ lệ thất nghiệp có chính xác không? Các cuộc tranh luận xuất phát từ một quan điểm thoạt nghe có vẻ nhàm chán nhưng thực sự thú vị.

Điều khiến mọi người lo lắng là Ngân hàng Trung ương có thể hiểu nhầm các kết luận và bám chặt vào các chính sách mà có thể bóp nghẹt sự phục hồi của nền kinh tế vốn đã yếu ớt.

Nhưng trước tiên, các cuộc tranh luận  không phải bắt nguồn từ vấn đề là liệu ai đó nặn ra tỷ lệ thất nghiệp chính thức là 6,7%. Thay vào đó, nó là vấn đề phức tạp hơn, đó là liệu tỷ lệ đó có phản ánh chính xác hiện trạng của thị trường lao động. Các nhà kinh tế hiện nay có hai lý thuyết đối nghịch nhau trong trường hợp này:

Những người ủng hộ quan điểm truyền thống về tỷ lệ thất nghiệp như Josh Bivens và Matt O'Brien tin rằng, hàng triệu người lao động không có việc làm sẽ bắt đầu đọc quảng cáo tuyển dụng khi nền kinh tế phục hồi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cách tính U3 là một sự giả dối, vì phương pháp này chỉ tính những người đang tích cực tìm việc làm. 

Theo cách tính này, tỷ lệ thất nghiệp truyền thống tại Mỹ thậm chí có thể tăng lên như trong tháng 2 vừa qua. Điều này không có gì đáng báo động hoặc đáng ngạc nhiên. Và mọi người đã thay thế những khiếm khuyết của biện pháp U3 bằng một cách tính mới gọi là U6, trong đó bao gồm cả những người muốn có việc nhưng vẫn chưa đi tìm việc.

Lý thuyết thứ hai do Evan Soltas, Conor Sen và các nhà nghiên cứu tại Fed khởi xướng. Họ tin rằng tỷ lệ thất nghiệp truyền thống đại diện cho thị trường lao động của nước đó. Soltas đã tạo ra một bản đồ các điểm phân tán, phản ánh cái gọi là tỷ lệ những người thôi việc trong U3.

Nhiều nhà kinh tế tin rằng, việc theo dõi tỷ lệ người thôi việc là một biện pháp tốt để đo lường thị trường lao động. Người lao động thôi việc thường xuyên có nghĩa là họ tự tin trong việc tìm kiếm một việc làm mới.

Soltas thấy rằng, người lao động bỏ công việc của họ khi tỷ lệ thất nghiệp là 6,7%. Nói cách khác, tỷ lệ thất nghiệp hiện tại của U3 là một sự phản ánh khá tốt việc làm thế nào để thắt chặt thị trường lao động.

Vậy tại sao, sau đó, tỷ lệ tham gia lao động của độ tuổi cơ bản (25-54 tuổi) - một đơn vị cơ bản để đo quy mô lao động vẫn đình trệ? Nếu thị trường lao động thực sự bị thắt chặt thì những người lao động ở độ tuổi cơ bản có quay trở lại tham gia lực lượng lao động và đưa tỷ lệ có việc làm sát với mức trước khủng hoảng?

Để trả lời câu hỏi này, Soltas và các đồng nghiệp của ông chỉ ra sự chênh lệch giữa tỷ lệ thất nghiệp ngắn hạn, vốn đã trở lại mức trước khủng hoảng và tỷ lệ thất nghiệp dài hạn hiện vẫn còn cao với lập luận cơ bản rằng: Thị trường lao động đang phân đoạn. Hiệu quả thấy rõ là những công nhân và những người thất nghiệp ngắn hạn đang đóng vai trò chính khi thị trường lao động bị thắt chặt đáng kể và tỷ lệ thất nghiệp là 6,7%.

Còn người thất nghiệp dài hạn đã hoàn toàn không còn mối liên kết với thị trường lao động. Họ thậm chí còn không cạnh tranh được với những người thất nghiệp ngắn hạn. Như vậy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đã bị kéo xuống bởi những người thất nghiệp dài hạn, trong khi bản thân lực lượng lao động đã thắt chặt.

Nhưng lại là cơ sở chính sách tiền tệ của Fed

Những lý thuyết này có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách của Fed. Theo lý thuyết đầu tiên (U3), Fed nên “đạp chân ga” và giữ lãi suất ở mức 0% để đưa người lao động đang chán nản tham gia trở lại lực lượng lao động. Điều này sẽ không dẫn đến việc tăng lương và lạm phát quá nhiều, bởi vì theo lý thuyết, thị trường lao động vẫn còn sự trì trệ đáng kể.

Nhưng theo lý thuyết thứ hai (U6), chính sách lãi suất 0% sẽ không giúp ích cho những người thất nghiệp dài hạn tìm được công việc kể từ khi họ không còn mối liên kết với lực lượng lao động. Thay vào đó, nó sẽ tiếp tục làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ngắn hạn, tăng lương và tạo ra lạm phát. Xét ở góc độ này, đây không chỉ là một cuộc tranh luận chuyên môn phức tạp. Kết quả của các cuộc tranh cãi như vậy có thể giúp định hình các chính sách kinh tế.

Xét theo góc độ chính sách tiền tệ thì lý thuyết này là chính xác và cho dù đứng ở góc độ nào thì Fed cũng nên đảm bảo mình đang sẵn sàng để ở chân ga.

Cùng ngẫm lại về hai lý thuyết đó. Theo lý thuyết Bivens/O'Brien, khi nền kinh tế còn chưa khởi sắc thì bất kể thế nào Fed cũng cần phải sẵn sàng “đặt lên chân ga”. Mặt khác nếu cho rằng, lý thuyết Soltas tất dẫn đến tỷ lệ tăng lên là một sai lầm. Điều gì xảy ra nếu lý thuyết của Soltas và cộng sự là chính xác và Fed quyết định giữ nguyên lãi suất thấp?

Kết quả là lương mạnh hơn và lạm phát vừa phải. Đây là một điều tốt! Fed nên giữ lãi suất ở mức 0% một thời gian dài ngay cả khi có nguy cơ dẫn đến lạm phát vừa phải? Trên thực tế họ nên để điều này xảy ra để mức lương tăng lên. Rất nhiều nhà kinh tế như Paul Krugman, Jared Bernstein, Dean Baker, Cardiff Garcia and Ryan Avent đã kêu gọi thực hiện các biện pháp này.

Hiện tại đây là cách mà Fed dự định  làm. Fed cho biết sẽ không tăng lãi suất cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức dưới 6,5%". Thị trường tương lai không mong đợi Fed tăng lãi suất trước mùa thu năm 2015. Vào thời điểm đó, tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ giảm xuống dưới 6%.

Điều đó tạo ra một rủi ro cố hữu. Có thể thấy rằng, sẽ rất khó khăn cho Fed vào  thời điểm tháng 1/2015 nếu tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống dưới 6%. Mặc dù mức lương không tăng thì Fed cũng sẽ nhận được rất nhiều lời kêu gọi cả ở bên trong lẫn bên ngoài yêu cầu phải tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát.

Điều này sẽ ngăn chặn tốc độ tăng lương trước khi nó bắt đầu. Và đó là với giả định rằng lý thuyết thứ hai của thị trường lao động là đúng. Nếu giả định đó là sai, nhưng Fed vẫn sớm tăng lãi suất, sẽ đè bẹp sự phục hồi. Vì lý do đó, Fed nên đợi cho  mức lương tăng lên trước khi tăng lãi suất. Như vậy Fed sẽ còn phải chờ đợi thêm một thời gian nữa trước khi quyết định có tăng lãi suất hay không.

Theo Vũ Anh Tuấn

huongnt

Thời báo Ngân hàng

Trở lên trên