MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Toàn châu Á “nếm mùi” khủng hoảng

11-10-2008 - 12:34 PM | Tài chính quốc tế

Kinh tế Singapore bắt đầu suy thoái, kinh tế Nhật Bản bên bờ vực. Các nước châu Á trông đợi vào Trung Quốc, song Trung Quốc cũng không đủ để là niềm hy vọng.

Châu Á, với dự trữ ngoại tệ khoảng 3 nghìn tỷ USD, tỷ lệ tiết kiệm cao, các ngân hàng có tiềm lực vốn tốt và công việc kinh doanh không quá liên quan đến chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp của người Mỹ liệu có lâm vào rắc rối của khủng hoảng tài chính toàn cầu?

 

Thị trường chứng khoán toàn cầu, từ Tokyo cho đến Mumbai sụt giảm mạnh. Giá nhà đất hạ mạnh khắp nơi, từ Seoul đến New Delhi. Kinh tế Singapore bắt đầu suy thoái, Nhật Bản cũng có dấu hiệu suy thoái. Một tập đoàn bảo hiểm hàng đầu và một công ty bất động sản nước này đã chính thức nộp hồ sơ phá sản.

 

Tại UBS cũng như Morgan Stanley, các chuyên gia thuộc ngân hàng đầu tư đã liên tục đưa ra cảnh báo về sự suy thoái của kinh tế toàn cầu. Tại châu Á, cho đến nay người ta luôn dự đoán rằng sự chững lại của kinh tế Mỹ và châu Âu sẽ khiến nhu cầu hàng hóa giảm bớt và kéo theo khu vực này vào suy thoái.

 

Vậy liệu có điều gì không đúng ở đây không? Hưởng lợi nhiều nhất từ thương mại toàn cầu, châu Á phụ thuộc nhiều vào hàng xuất khẩu sang thế giới phương Tây. Từ lợi nhuận doanh nghiệp cho đến giá nhà đất đều phụ thuộc vào dòng chảy USD và Euro.

 

Tăng trưởng xuất khẩu tại khu vực này đã tăng chậm hoặc giảm trên khắp khu vực nếu tính theo giá trị đồng nội tệ và điều chỉnh với tỷ lệ lạm phát.

 

Ấn Độ công bố tình hình sản xuất công nghiệp tháng 8 chỉ cao hơn 1,3% so với một năm trước. Mức tăng trưởng này thấp hơn rất nhiều so với hồi tháng 7 khi tỷ lệ tăng trưởng là 7,4%.

 

Việc nhà đầu tư phương Tây rút vốn là một nguyên nhân chính khiến tăng trưởng kinh tế tại châu Á suy giảm dù gần đây đầu tư nước ngoài đã trở nên kém quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của châu Á.

 

Không nhận được sự hỗ trợ từ phương Tây, nhiều nước đang trông chờ vào Trung Quốc.

 

Trung Quốc có cứu được châu Á không? Suốt 6 năm qua, kinh tế Trung Quốc vẫn đi lên mạnh mẽ dường như bất chấp các trở ngại. Lo ngại nền kinh tế tăng trưởng quá nóng và lạm phát tăng cao, quan chức chính phủ Bắc Kinh đã duy trì thặng dư ngân sách, liên tục tăng lãi suất và và yêu cầu các ngân hàng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

 

Nay, chính phủ nước này đang nới lỏng chính sách để cứu nền kinh tế và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên ngay cả chính phủ Trung Quốc cũng đang lo lắng khi xuất khẩu chững lại.

 

Chuyên gia kinh tế dự đoán tăng trưởng kinh tế cuối năm nay sẽ chỉ còn 8 đến 9% so với 12% vào cùng thời điểm năm ngoái. Mức tăng trưởng này vẫn là cao so với nhiều nước khác, tuy nhiên không mấy tốt đẹp tại Trung Quốc bởi nhiều công nhân đã mất việc do thị trường xuất khẩu suy giảm.

 

Đối với toàn châu Á, họ không bao giờ ngờ một cuộc khủng hoảng lại xảy đến như hiện nay.

 

Khu vực này đã chịu quá nhiều chấn động bởi khủng hoảng tài chính năm 1997-1998.

 

Hàng chục các ngân hàng đã ra đi sau khi cho vay quá nhiều mà không có vốn, các chính phủ vay nợ quá nhiều và không có khả năng trả nợ.

 

Tăng trưởng kinh tế sụt giảm chóng mặt, thất nghiệp tăng cao, tình trạng hiện tại của Mỹ và châu Âu cũng gần tương tự, đây là điều nhiều chuyên gia kinh tế học và nhà đầu tư lo ngại.

 

Nền kinh tế các nước châu Á cho đến nay chưa bao giờ hồi phục. Sau khi sụt giảm 10% vào thứ Sáu, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Thái Lan đóng cửa ở mức 452 điểm, chỉ bằng ¼ so với mức đỉnh cao năm 1994.

 

Châu Á đã hồi phục từ sau cuộc khủng hoảng đó với những ngân hàng hoạt động thận trọng hơn, quy định hệ thống tài chính chặt chẽ hơn, chi tiêu tiêu dùng của chính phủ chặt chẽ .

 

Tuy nhiên khi mối ràng buộc về nguồn vốn đối với phương Tây giảm bớt, sự phụ thuộc vào xuất khẩu vẫn còn nhiều. Hàn Quốc và Ấn Độ cho đến nay vẫn được nhắc đến như hai nền kinh tế dễ chịu tổn thương nhất châu Á.

 

Ấn Độ là một trong số ít những nước tại châu Á tránh được khủng hoảng tài chính một thập kỷ trước đây. Ấn Độ đã không áp dụng chung tiêu chuẩn và thể chế ngân hàng cũng như chính sách tiền tệ chặt chẽ như phần lớn các nước châu Á đã làm.

 

Đó là lý do tại sao một số chuyên gia kinh tế học cho rằng Ấn Độ sẽ dễ chịu tác động từ cuộc khủng hoảng hiện nay. Đúng là Ấn Độ có 295,3 tỷ USD dự trữ ngoại hối, ngân sách chính phủ đang thâm hụt khá nhiều, thâm hụt thương mại cao; các ngân hàng đã cho công ty thuộc lĩnh vực bất động sản vay khá nhiều và giá nhà đất đang hạ chóng mặt.

 

Ngọc Diệp
Theo IHT

ngocdiep

Trở lên trên