MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TPP bộc lộ điểm yếu của nước Mỹ?

28-06-2015 - 10:47 AM | Tài chính quốc tế

Cuộc tranh cãi về TPP ở Quốc hội Mỹ đang làm tổn hại đến các lợi ích của nước Mỹ cả về kinh tế và chính trị.

Năm 1962, John F.Kennedy phát biểu trước Quốc hội Mỹ rằng kinh tế thế giới đang trải qua một sự thay đổi Cách mạng. Nếu Mỹ chọn là người dẫn đầu, Mỹ có thể tạo ra luật lệ mới cho một kỷ nguyên của tự do thương mại và cạnh tranh công bằng.

Ngày nay, đảng Dân chủ đang chiếm ưu thế ở Nhà Trắng đang biến lời tiên đoán của Kennedy thành hiện thực với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP (một hiệp định tự do thương mại gồm 12 thành viên). Obama có thể chiếm ưu thế hơn đảng đối lập nhờ quyền đàm phán nhanh hay còn gọi là quyền xúc tiến thương mại (TPA) vừa được thông qua hôm 24/6. Với quyền này, Barack Obama hoàn toàn có quyền đàm phán trong TPP và các hiệp định khác mà Quốc hội sau đó chỉ có thể chấp nhận hoặc bác bỏ, nhưng không được sửa đổi. Tuy nhiên, cuộc chiến xung quanh TPP đã làm sứt mẻ độ tín nhiệm của lãnh đạo Mỹ.

Ngày 12/6, các thành viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện bị ông trùm liên minh thương mại xúi dục dẫn đầu một cuộc nổi loạn ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội dành quyền đám phán nhanh của Obama. Phe đối lập gọi đàm phán TPP là một diễn biến nguy hiểm cho những hiệp định thương mại đang bị buộc tội khiến việc làm của Mỹ thất thoát sang những quốc gia xa xôi có chi phí thấp. Tuy nhiên họ không hề nghĩ rằng, trong chiến thuật ngăn chặn ông Obama, họ đã bỏ phiếu chống lại khóa đào tạo cho công nhân bị mất việc ở nước ngoài. Những kẻ mị dân thuộc cánh tả chủ nghĩa dân túy (the poppulist) – như thượng nghị sĩ Bernie Sanders của Vermont - đã sử dụng cuộc chiến chống lại TPP để gợi lại mối bất bình từ lâu đối với sức mạnh của các ngân hàng trên phố Wall và các doanh nghiệp tầm cỡ. Nancy Pelosi, lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện đã kêu gọi những cách thức mới để chấn chỉnh toàn cầu hóa, có thể dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, những cuộc tấn công này đang đi trệch mục tiêu. Mối đe dọa Mỹ đến từ các trung tâm sản xuất chi phí thấp đã được phóng đại lên: giết chết TPP sẽ không mang lại “cần câu cá” cho thị trấn Rust Belt tàn lụi. Rất đáng để có một thị trường mới giữa 12 quốc gia TPP, các quốc gia vành đai Thái Bình Dương chiếm tới 40% sản lượng nền kinh tế toàn cầu. Mục đích chính của TPP là mở ra các ngành như dịch vụ - ngành mà Mỹ đang có lợi thế so sánh. Giống như ý kiến mà bà Pelosi đưa ra, chúng là những khán đài thuần khiết. Không một số đông nào được chấp nhận ở Quốc hội được chuyển quyền lực thương mại cho một tổ chức quốc tế.

Lời cảnh báo của John F. Kennedy

Ít nhất, Pelosi là người ít lẩn tránh hơn cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton – người đang là ứng viên Tổng thống tiềm năng nhất của Đảng Dân chủ. Cuối cùng thì cũng như Bộ trưởng Ngoại giao của ông Obama, bà Clintion cũng tán thưởng tầm quan trọng của TPP và tiêu chuẩn vàng như một gói thương mại, với cơ chế bảo vệ quyền chưa từng có cho người lao động và môi trường. Trước kỳ bỏ phiếu ở quốc hội bà ấy im lặng; sau cuộc nổi loạn, bà thúc giục Obama lắng nghe Đảng Dân chủ và cò kè bớt một thêm hai với nước ngoài.

Có vô vàn ví dụ về rối loạn chức năng chính trị ở Washington, nhưng hàng rào xung quanh rủi ro TPP đang làm suy yếu vị thế lãnh đạo của Mỹ ở châu Á và hơn thế nữa. Đó là 1 lý do làm các thỏa thuận thương mại bị xì hơi. Nếu không có quyền đàm phán nhanh, Quốc hội sẽ điều chỉnh các điều khoản trong TPP; điều này khiến cho các thỏa thuận trở nên phi thực tế. Nếu TPP sụp đổ, câu chuyện xoay trục sang châu Á của ông Obama sẽ trở nên sáo rỗng.

Cuối cùng thì ông Obama cũng đã có được quyền đàm phán nhanh, nhưng ông cũng phải trả giá. Để giành được sự ủng hộ về vấn đề TPP, Obama đã liên tục nhấn mạnh đây là cách để kiềm cế sự vươn lên ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc – nước không tham gia TPP. Đây là một phần trong nỗ lực vụng về nhằm “bóp chết” sáng kiến thành lập Ngân hàng Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) của Trung Quốc.

TPP vẫn sẽ có ích hơn nhiều nếu có sự tham gia của Trung Quốc và Mỹ sẽ đạt được lợi ích lâu dài nhất nếu đưa Trung Quốc vào một hệ thống kinh tế có luật lệ do Mỹ chi phối. Nói cách khác, TPP nên là một phương tiện để Mỹ lãnh đạo kinh tế toàn cầu thay vì có nguy cơ trở thành một trường hợp điển hình về một “ốc đảo” mà ông Kennedy đã từng cảnh báo.

Thảo Trang

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên