MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Triển vọng nào cho thế giới trong năm 2014?

26-01-2014 - 19:12 PM | Tài chính quốc tế

Các nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ, Anh, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ có cuộc hội nghị cùng đại diện các tổ chức tài chính lớn trên thế giới như IMF, ECB để thảo luận về triển vọng kinh tế thế giới năm 2014.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đã có nhiều đổi khác và chạm mốc 5 năm chìm trong khủng hoảng và suy thoái, Diễn đàn kinh tế thế giới với sự tham dự của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới đã bàn về những triển vọng của kinh tế toàn cầu trong năm 2014. 

"Global economic outlook" chính là chủ đề chính của phiên thảo luận diễn ra trong khuôn khổ hội nghị thường niên lần thứ 44 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đang diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ.

Tham dự phiên thảo luận này là những nhân vật "gạo cội" của nền tài chính, kinh tế thế giới: Wolfgang Schäuble – Bộ trưởng tài chính Liên bang Đức, Montek Singh Ahluwalia – Phó chủ tịch, Ủy ban phát triển Ấn Độ, Mario Draghi – Chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu (ECB); Haruhiko Kuroda – Thống đốc ngân hàng Nhật Bản; Christine Lagarde – Giám đốc điều hành quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Mark J. Carney – Thống đốc ngân hàng Anh và Laurence Fink – Chủ tịch CEO tập đoàn BlackRock, Mỹ.

Các nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ, Anh, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ có cuộc hội  nghị cùng đại diện các tổ chức tài chính lớn trên thế giới như IMF, ECB để thảo luận về triển vọng kinh tế thế giới năm 2014. 
Tất cả chúng ta đều cảm nhận được nền kinh tế thế giới đang hồi phục. Mức tăng trưởng GDP ở Mỹ là 2% (năm 2013) và được kỳ vọng sẽ đạt mức tốt hơn trong năm tới. EU đang dần thoát khỏi khủng hoảng với mức tăng trưởng khiêm tốn 1%, Nhật Bản có những cải cách mang lại hiệu quả tích cực, các nền kinh tế mới nổi đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ đang có sự chững lại để điều chỉnh sau thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ.

Tuy nhiên bà Christine Lagarde – Giám đốc điều hành quỹ tiền tệ quốc tế IMF vẫn còn “thận trọng” trước sự phục hồi này với ba lo ngại chính: sự phục hồi kinh tế không đồng đều giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển; những rủi ro của hệ thống tài chính cũ chưa được khắc phục triệt để trong khi rủi ro mới xuất hiện khi các nước đẩy mạnh nới lỏng chính sách tiền tệ và áp lực thiết lập lại hệ thống tài chính thế giới.

Bà Lagarde cũng nhấn mạnh IMF đang nhìn thấy nguy cơ “giảm phát” rình rập ở châu Âu. Giảm phát thấp kéo dài (dưới 2%) sẽ làm giảm kỳ vọng tương lai cho khu vực kinh tế này. 

Ông Mario Draghi giải thích tỷ lệ lạm phát thấp ở châu Âu có ảnh hưởng từ các yếu tố khác trong cấu trúc kinh tế toàn cầu như giá lương thực và năng lượng rẻ. Tuy nhiên, ông vẫn kỳ vọng tỷ lệ này sẽ được cải thiện trong thời gian tới, bởi tình trạng lạm phát thấp phát kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế, và có thể khiến châu Âu lặp lại cuộc khủng hoảng châu Á năm 1999.

Trong khi đó, ông Haruhiko Kuroda – Thống đốc ngân hàng Nhật Bản, cũng chia sẻ kinh nghiệm khi tình trang giảm phát liên tục ở đất nước này trong 15 năm đã tạo nên nhiều suy nghĩ tiêu cực cho xã hội: doanh nghiệp “e dè” đầu tư và người dân hạn chế tiêu dùng. Tuy nhiên, các chính cách cải cách hiệu quả của ông Shinzo Abe trong 9 tháng gần đây đã giúp nền kinh tế phục hồi đà tăng trưởng(3% năm 2013), giảm phát bị đẩy lùi.

Trong khi các nước công nghiệp phát triển kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng tốc độ hồi phục, các nền kinh tế mới nổi lại mong muốn giảm đà tăng trưởng: Trung Quốc - 7,5%, Ấn Độ - 5% (năm 2013). Ông ontek Singh Ahluwalia tin rằng việc chậm lại tốc độ tăng trưởng rất hợp lý, khi Ấn Độ cần giải quyết các vấn đề tồn đọng của thị trường trong nước trước khi đối đầu với các yêu cầu khắt khe hơn từ thế giới.

Kết thúc phiên thảo luận, các vị khách mời đều có chung nhận thức: cải cách cơ cấu đang là yêu cầu cấp thiết của mọi nền kinh tế để hồi phục sau cuộc khủng hoảng, tăng hiệu quả cạnh tranh và tạo thêm nhiều việc làm.

Phương Thảo

huongnt

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên