MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Triển vọng và động lực chính của kinh tế Mỹ năm 2008

10-04-2008 - 09:35 AM | Tài chính quốc tế

Việc Bear Stearns phải bán lại cho JP Morgan khiến người ta nghĩ đến những đám mây đen đang chờ đợi nước Mỹ phía chân trời.

Một điều khiến người ta hy vọng là tác động tích cực từ kế hoạch hỗ trợ thị trường trị giá 168 tỷ USD. Vậy kế hoạch trên đây sẽ có tác động ra sao tới tiêu dùng và đầu tư?
 
Tác động của kế hoạch đó sẽ khác nhau đối với từng miền và ngành nghề. Ví dụ khi tình hình tại New England vẫn còn rất căng thẳng vì khủng hoảng tín dụng, kinh tế tại một vùng khác ở miền Tây có khá hơn chút vì những công ty năng lượng vẫn có kết quả kinh doanh tạm chấp nhận được.

Chuyên gia phân tích của tập đoàn dịch vụ tài chính PNC của Mỹ nhận định kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ tăng GDP khoảng 0,5 đến 0,7% trong ba quý cuối của năm. FED nhận định mức tăng trên là đủ để nâng mức tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong cả năm lên mức 1,3% đến 2%.

Vấn đề tâm lý sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy mức chi tiêu tiêu dùng. Tiêu dùng đóng góp khoảng 70% GDP của Mỹ, mức tiêu dùng không tăng vào khoảng cuối năm 2007. 3 tháng trước đó tiêu dùng đã tăng hết sức đều đặn 2,2%.

Điều đáng lo nhất hiện nay là lòng tin của người tiêu dùng. Họ khó có thể tin vào thị trường và triển vọng của nền kinh tế khi tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng và ngày càng nhiều doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm nhân công.
 
Các doanh nghiệp Mỹ năm 2008 sẽ gặp phải không ít những trở ngại:

Hành trình vay vốn đầy gian nan

Những doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi vay vốn bởi chính sách thắt chặt tín dụng của chính phủ. Tuy nhiên mức độ khó khăn còn tùy thuộc vào ngành nghề, ví dụ doanh nghiệp trong lĩnh vực địa ốc sẽ gặp phải nhiều cản trở trong việc vay vốn hơn doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

Lạm phát

Trong khi giá nhà đất đang hạ và tình hình lạm phát tăng cao. Giá hàng hóa tăng khiến giá nguyên liệu đầu vào và giá thành sản xuất cũng trong chiều hướng tương tự.

Giá dầu cao đang làm giảm đáng kể lợi nhuận của những doanh nghiệp nhỏ, cụ thể là tăng cao chi phí vận chuyển. Giá thực phẩm tăng cao ảnh hưởng lớn tới chi phí của các công ty sản xuất thực phẩm.

USD tiếp tục suy yếu

Đồng USD suy yếu sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Mỹ bởi hàng hóa của họ sẽ có tính cạnh tranh cao hơn ở thị trường quốc tế. Xuất khẩu sẽ là động lực chính đẩy kinh tế Mỹ phát triển trong những tháng còn lại của năm 2008.

Kim Diệp
Theo IHT

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên