MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc: Các tập đoàn đa quốc gia bị "thí tốt"

08-10-2013 - 16:49 PM | Tài chính quốc tế

Sau ba thập kỷ dễ dàng, các thương hiệu đa quốc gia đang vướng phải nhiều khó khăn ở Trung Quốc (TQ) trong chiến dịch "kỷ nguyên cứng rắn" đang được phát động.

Các vụ bê bối lớn ngày càng thường xuyên xảy ra với các nhãn hiệu phương Tây đang hoạt động ở TQ. Vào tháng 8, 5 công ty sữa quốc tế tại TQ gồm Mead Johnson, Abbott, Dumex, Friesland, Fonterra và 1 hãng sữa Biostime của Trung Quốc bị phạt tổng cộng 108 triệu USD vì hành vi thao túng giá.

Trước đó, hãng dược khổng lồ GlaxoSmithKline cũng bị điều tra vì những cáo buộc tham nhũng, bao gồm chi tiền bất hợp pháp cho các bác sĩ, bệnh viện và giám đốc để tăng doanh số... Danh sách bị điều tra còn có thêm những công ty nước ngoài hoặc liên doanh như Merck và Boehringer Ingelheim của Đức, Novartis của Thụy Sĩ, và Baxter của Mỹ.


Công ty Đan Mạch Novo Nordisk, nhà sản xuất insulin lớn nhất thế giới, cũng đã bị các quan chức ghé thăm trong cuộc điều tra với GSK trong tuần trước. Công ty Pháp Sanofi cũng đã bị điều tra bởi các thông tin họ đã hối lộ hơn 500 bác sĩ.

Chuyên viên Yacov Berger từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông nhận định về những dấu hiệu bất thường này: "Trung Quốc đã phát động cuộc đấu tranh kiên quyết chống tham nhũng, kể cả chống các quan chức địa phương ăn hối lộ của các nhà sản xuất trong và ngoài nước". Chiến dịch này được giới chức TQ đánh giá là "cực kỳ quan trọng" để duy trì sự ổn định xã hội và chính trị, giảm sự căng thẳng nảy sinh giữa người dân và chính quyền.


Hàng loạt các thương hiệu quốc tế bị sờ gáy cho thấy Bắc Kinh đã tuyên chiến với các tập đoàn đa quốc gia? Thực tế là Chủ tịch Tập Cận Bình đang thúc đẩy một chương trình dân túy khi ông cố gắng hỗ trợ cho hình ảnh của đảng cầm quyền trước các vấn đề bức xúc của xã hội TQ, trong đó có các vấn đề như tham nhũng, giá cả tiêu dùng đắt đỏ... 

Mặt khác, chiến thuật này được các nhà quan sát cho rằng gắn liền với nỗ lực của Tập Cận Bình cho thấy nỗ lực của Đảng Cộng sản TQ tận diệt tham nhũng. Tháng trước, cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai trở thành mục tiêu trong nước nổi bật nhất của chiến dịch chống tham nhũng khi ông bị kết án tù chung thân. Nhiều tập đoàn đa quốc gia có quan hệ với các quan chức cấp cao tại TQ và mối quan hệ này đẻ ra các tệ nạn tham nhũng. Vì thế, giới chức TQ muốn dùng chiến thuật "bứt dây động rừng" để cảnh báo những kẻ nhúng chàm. 

Theo Wall Street Journal, 70 đại biểu quốc hội giàu nhất TQ có tổng tài sản 90 tỷ USD cho thấy các nguồn thu nhập mờ ám.


"Bạn chỉ cần tấn công các mục tiêu dễ dàng nhất", ông Scott Kennedy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Trung Quốc tại Đại học Indiana, giải thích về các vụ án liên quan đến các công ty nước ngoài đang kinh doanh tại TQ. Trước đó NDRC, cơ quan hoạch định chính sách kinh tế cao nhất của Trung Quốc, đã điều tra tình trạng giá sữa cao khiến nhiều công ty phải hạ giá bán. 

Nói cách khác, các công ty đa quốc gia trở thành quânnày. Ngoài trận chiến chống tham nhũng, theo hãng tin Reuters, động thái của Chính phủ TQ cũng không nằm ngoài mục đích muốn bảo hộ thị trường trong nước trước sự lấn át của các nhãn hàng ngoại quốc đang gây ảnh hưởng mạnh.

Tuy nhiên, các vụ bắt bớ khiến môi trường kinh doanh ở đại lục ngày càng trở nên rủi ro hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo mới nhất về môi trường kinh doanh toàn cầu (Doing Business 2012) do World Bank cung cấp, TQ xếp hạng thứ 91 về môi trường kinh doanh. Báo cáo cũng chỉ ra những khó khăn của các doanh nghiệp làm ăn ở TQ như thanh toán thuế, chờ đợi giấy phép lâu cũng như các điều kiện kinh doanh không thuận lợi.

Bên cạnh đó, khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, TQ chuyển hướng sang mô hình tăng trưởng dựa vào tiêu dùng trong nước, thì nguy cơ của chủ nghĩa bảo hộ trong nước sẽ tăng lên. Và khi các công ty nội địa không còn bị cạnh tranh thì đó là môi trường tốt dung dưỡng cho bộ máy quan liêu...

Xem ra, phép "rung cây dọa khỉ” của ông Tập chưa hẳn đã kín kẽ.

Theo Thụy Kha

huongnt

Doanh nhân Sài Gòn

Trở lên trên