Nếu
Trung Quốc đang cố gắng tăng trưởng kinh tế, nước này cần chính sách hỗ trợ
phát triển các ngành công nghiệp thay cho hãm đà tăng trưởng.
Ông
Fan He, giám đốc bộ phận kinh tế và chính trị tại Viện hàn lâm khoa học xã hội
Trung Quốc, cho rằng: “Quan điểm thông thường về việc Trung Quốc dựa vào chính
sách công nghiệp để phát triển kinh tế chỉ là một ảo tưởng. Nếu chính sách công
nghiệp có phát triển hiệu quả thì vẫn mới chỉ mức địa phương.”
Thông
thường chính phủ sẽ can thiệp để xây dựng một số ngành bằng việc đưa ra chính
sách hỗ trợ và bảo vệ ngành khỏi cạnh tranh từ nước ngoài. Cho đến nay, các
chuyên gia nghiên cứu nhiều nhất về chính sách công nghiệp Nhật, sau này Hàn
Quốc và Đài Loan đã học theo chính sách này.
Thế
nhưng sẽ còn lâu Trung Quốc mới thực hiện được mục tiêu thông thường là phát
triển chính sách công nghiệp: đầu tư vào các công ty và biến nó thành những cỗ
máy toàn cầu. Hơn một nửa hàng xuất khẩu của Trung Quốc do các công ty có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài sản xuất ra.
Dù
Lenovo và Haier có uy tín ở nước ngoài, Trung Quốc vẫn chưa có thương hiệu nào
mang tầm quốc tế như Sony hay Toyota.
Trong lúc đó, Trung Quốc còn quá nhiều khó khăn trong việc củng cố ngành tự động
hóa, thép, nhôm và khai thác than đá.
Hãy
xét đến ngành ô tô. Chủ tịch công ty tư vấn kinh tế Dragonomics, ông Arthur
Kroeber cho rằng dù chính phủ đã định hướng sự phát triển của ngành ô tô trong
ít nhất 2 thập kỷ qua, hơn 80% doanh thu của ngành vẫn đến từ các liên doanh
nơi trình độ quản lý và công nghệ được cung cấp bởi hãng xe nước ngoài như Shanghai
Volkswagen, FAW-Volkswagen, và Shanghai GM.
Bất
chấp sự hỗ trợ của chính phủ đối với các công ty nhà nước, những công ty ô tô
tăng trưởng nhanh nhất tại Trung Quốc đều là những công ty tư nhân như Chery,
Geely, Great Wall, và BYD.
Không
phải tất cả các hướng đi của Trung Quốc đều sai lầm. Việc quản lý chặt chẽ đồng
nhân dân tệ đã giúp nâng cao tính cạnh tranh trên toàn cầu. Chính phủ ngoài ra
cũng đã cố gắng giảm chi phí cho các công ty sản xuất bằng cách cung cấp tín
dụng giá rẻ thông qua các ngân hàng, cho phép công ty nhà nước thống trị trong
lĩnh vực lớn như viễn thông hay sản xuất điện.
Việc
kiểm soát tiền tệ và cung nguồn tín dụng giá rẻ tuy nhiên không phải là chính
sách phát triển công nghiệp hiệu quả. Từ thập niên 1980, mục tiêu chính trong
chính sách công nghiệp của Trung Quốc là phát triển kinh tế thông qua công
nghiệp hóa – chiến lược giống như Hàn Quốc và Nhật những năm trước đó.
Giống
như các nước láng giềng, Trung Quốc cũng vạch ra chiến lược cho từng ngành cụ
thể: ngành ô tô, bán dẫn, hàng không, dầu và hóa dầu, đặt mục tiêu phát triển,
khuyến khích các ngân hàng cung cấp tín dụng, đưa ra chính sách khuyến khích
phát triển kể cả những ngành đã có đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính sách này
gửi đến thông điệp đến ngành: Đó là những gì chúng tôi muốn phát triển.
Chuyên
gia He thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc nhận xét: “Chính sách công
nghiệp của Trung Quốc đang cố gắng cân bằng giữa các lĩnh vực khác nhau.” Thế
nhưng cách thực thi chính sách của Trung Quốc rất khác. Trong khi Hàn Quốc và
Nhật nắm quản lý từ bên trên, tại Trung Quốc, chính sách thiếu tập trung và đôi
khi tạo ra sự lộn xộn.
Ông
Jack Perkowski, cựu giáo sư tại đại học Yale – Mỹ, so sánh chính sách công
nghiệp với một trận bóng đá: huấn luyện viên đưa ra chiến lược và cầu thủ thực
thi mục tiêu đó. Chính sách của Trung Quốc giống như môn soccer: tự do. Ông
nói: “Đây là hình thức chơi theo kiểu những cầu thủ tự đề ra luật chơi, họ tự
đưa ra chiến lược với nhau chứ không phải huấn luyện viên. Người huấn luyện
viên chạy quanh sân với hy vọng đội của mình sẽ thắng.”
Huấn
luyện viên Trung Quốc làm nhiều hơn việc chỉ hy vọng. Vấn đề là ở chỗ thường
xuyên người ta không rõ họ là ai. Không giống Nhật thập niên 1960 và 1970, Bộ
Thương mại và Công nghiệp Nhật có tổ chức tốt và các nhà giám sát chính sách
công nghiệp biết chắc ai sẽ nắm quản lý.
Trong
khi đó, quan chức hàng đầu Trung Quốc vẫn còn bận tranh cãi xem thực sự ai là
người lập ra chính sách, một phần bởi quá trình hoạch định chính sách còn một
số vấn đề, yếu tố khác là bởi có quá nhiều bên tham gia đóng góp ý kiến. Ủy ban
phát triển và cải cách quốc gia, một cơ quan chính phủ thuộc Hội đồng nhà nước
giám sát phát triển kinh tế, có tiếng nói tuy nhiên vai trò của các cơ quan
chính phủ khác cũng không kém.
Rõ
ràng, hiện nay, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp
tư nhân, doanh nghiệp địa phương là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Khu
vực đồng bằng sông Châu ở phía Nam Trung Quốc là ví dụ điển hình.
Từ
thập niên 1980, quan chức địa phương sử dụng các biện pháp khuyến khích như hỗ
trợ thuế và giảm thuế thuê đất để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, rất nhiều
trong số này đến từ Hồng Kông và Đài Loan. Chính phủ Trung Quốc lập ra khu vực
kinh tế đặc biệt, tuy nhiên cũng cho phép khu vực này có thêm quyền để lập ra
mức lương và giá cả.
Nhà
đầu tư nước ngoài mang đến việc làm và công nghệ cho những công ty địa phương
thông qua những công ty liên doanh. Ở những thời điểm khác, công ty địa phương
cóp py hoặc đảo ngược công nghệ nước ngoài một cách trái phép.
Mức
lương thấp bởi người lao động chủ yếu đến từ những miền quê xa xôi, những người
quản lý các công ty địa phương không tuân thủ chặt chẽ luật lao động. Doanh
nghiệp tư nhân rót tiền vào khu vực, tạo ra sự cạnh tranh điên cuồng, giá rơi
xuống mức thấp đến mức đáng kinh ngạc đễn nỗi người ta biết đến đó như “mức giá
Trung Quốc”.
Hiện
nay, khu vực châu thổ sông Châu là nơi sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới,
trung tâm của những nhà xưởng với tổng số nhân công lên tới 270 nghìn. Khu vực
này cũng là nơi sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc và cung cấp
khoảng 1/3 hàng xuất khẩu cho nước này.
Thế
nhưng thành công của khu vực này chỉ là một phần trong chính sách công nghiệp
của Trung Quốc. Đây đó, Trung Quốc sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài như một
cách bảo vệ các công ty nội địa. Bằng việc hạn chế sở hữu cổ phần trong các
doanh nghiệp lắp ráp ô tô ở mức tối đa 50%, Trung Quốc tạo điều kiện cho các
công ty tiếp cận với công nghệ nước ngoài, ngoài ra cũng đảm bảo cho họ khỏi
ảnh hưởng của cạnh tranh nước ngoài.
Theo
lộ trình của chính phủ Trung Quốc, đối tác nước ngoài lẽ ra đã phải cung cấp
cho đối tác Trung Quốc công nghệ và kỹ thuật quản lý để sản xuất các loại xe
bán chạy nhất mang thương hiệu của họ. Cho đến nay, điều này chưa xảy ra.
Vấn
đề xảy ra hiện nay còn trầm trọng hơn: Chính sách công nghiệp hiện tại không
giúp kinh tế Trung Quốc cân bằng hơn trong khi đây mới là điều chính phủ Trung
Quốc và thế giới muốn đạt được. Chính sách công nghiệp của Trung Quốc, giống
chính sách của Nhật suốt 3 thập kỷ qua, làm lợi cho người sản xuất nhiều hơn
người tiêu dùng.
Ông
Daniel Rosen, chuyên gia nghiên cứu tại Rhodium Group nhận xét Ngân hàng Trung
ương Trung Quốc duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp để hỗ trợ tín dụng cho các
công ty sản xuất, trong khi đó người tiêu dùng phải chịu thiệt.
Ông
đặt câu hỏi: “Chính sách công nghiệp của Trung Quốc quan tâm đến người vay
tiền, thế nhưng những người đã cung tiền cho họ vay từ ban đầu thì sao?” Điều
này tiếp tục tạo ra sự mất cân bằng trong nội tại kinh tế Trung Quốc và kinh tế
toàn cầu, người Trung Quốc nghèo đi, họ có xu thế tiết kiệm nhiều hơn là chi
tiêu.
Mức
lương hạn chế ở khu vực sản xuất châu thổ sông Châu giúp Trung Quốc nâng cao
lợi thế trong vai trò một nước xuất khẩu nhưng lại cản trở tăng trưởng tiêu
dùng. Lãi suất thấp cũng khiến vấn đề sản xuất thừa trở nên trầm trọng hơn bởi
các công ty sản xuất vay tiền quá dễ dàng.
Khi
Trung Quốc cố gắng định hướng lại nền kinh tế khỏi hướng tập trung vào sản xuất
hàng hóa cần nhiều sức lao động dành cho xuất khẩu sang phát triển phụ thuộc
nhiều hơn vào công nghệ cao và tiêu dùng nội địa, họ sẽ phải giải quyết được
vấn đề giống như chuyên gia Rosen nhận định.
Trung
Quốc thật sự cần nới lỏng quản lý đối với một số lĩnh vực như y tế, giáo dục,
viễn thông và cấp thêm tín dụng cho các công ty tư nhân. Giống như chuyên gia Yasheng
Huang thuộc Viện công nghệ Massachusetts
và một số chuyên gia khác đã chỉ ra, Trung Quốc cần nâng giá đồng nội tệ không
phải chỉ để ngưng bóp méo nền kinh tế và giảm mất cân bằng thương mại toàn cầu,
ngoài ra cũng sẽ giúp khuyến khích đổi mới.
Theo Dân
Trí/Foreign Policy