MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Trung Quốc nghĩ gì] Báo Trung Quốc coi thường hàng không mẫu hạm Ấn Độ

21-08-2013 - 08:38 AM | Tài chính quốc tế

Xét về thông số kỹ thuật, loại hình máy bay và thực lực quân sự, Ấn Độ không nhất thiết phải "làm to" như vậy.

Bài viết được đăng tại mục Quan điểm Trung Quốc, thuộc báo Mạng Trung Quốc. Thành lập từ năm 2000, tờ báo hiện đang đăng tin bằng 11 ngôn ngữ. Đây là website thời sự trọng điểm quốc gia, được quản lý bởi Cục phân phối và phát hành xuất bản ngoại văn Trung Quốc và Văn phòng Thời sự Quốc vụ viện Trung Quốc.

Giới truyền thông lý giải sự ra đời của tàu sân bay Vikrant như một phần kế hoạch "bá chủ trên biển" của Ấn Độ. Nhưng xét về thông số kỹ thuật, loại hình máy bay và thực lực quân sự, không nhất thiết phải "làm to" như vậy.

Ngày 12 tháng 8, Ấn Độ cử hành lễ hạ thủy cho tàu sân bay Vikrant. Sự ra đời của Vikrant cho thấy Ấn Độ đã tiếp bước Mỹ, Nga, Pháp, Anh trở thành nước thứ năm trên thế giới có khả năng tự chế tạo tàu sân bay. Bộ trường Bộ Quốc Phòng Ấn Độ phát biểu trong lễ hạ thủy: "Đây là một cột mốc phi phàm. Tuy mới là bước đầu tiên trong cả chặng đường dài nhưng nó không kém phần quan trọng."

Giới truyền thông lý giải sự kiện như một phần trong kế hoạch "bá chủ trên biển" của Ấn Độ. Xét về chức năng, khả năng tác chiến, khả năng chuyên chở viễn chinh thì hàng không mẫu hạm đã góp phần tăng cường phạm vi tác chiến của quân đội. Tuy nhiên, có lẽ không cần thiết phải lý giải quá mức về giá trị chiến lược cũng như tác dụng của tàu sân bay Vikrant bởi nhiều lý do.

Ra đời để "dành cho" Ấn Độ Dương

Dự án tàu sân bay Vikrant được khởi động từ năm 1989. Nhưng vì bế tắc kỹ thuật và hạn chế nguồn vốn, đến năm 2009 Vikrant mới chính thức được đưa vào xây dựng. Theo tài liệu được công bố, con tàu này có trọng lượng rẽ nước 40.000 tấn, dài 260 mét, rộng 60 mét. Nó có hai đường băng cất cánh, một đường băng hạ cánh. Chiều cao tương ứng tòa nhà 14 tầng, vận tốc cao nhất là 28 hải lý/giờ. Những con số cho thấy "niềm tự hào của Ấn Độ" chỉ tương đương với một tàu sân bay loại vừa.

Xét về trang bị vũ khí, theo thiết kế, Vikrant chỉ chở được nhiều nhất 30 máy bay, bao gồm 20 tiêm kích MIG 29K và 10 trực thăng. Tuy MIG 29K là tiêm kích hạng ưu trên thế giới từ phạm vi chiến đấu, ra đa điều khiển bắn đến hệ thống điện lắp đặt bên trong, nhưng vì ở đây số lượng lại có hạn nên chưa thể gánh vác nhiệm vụ tác chiến tầm xa quy mô lớn trên diện rộng.


Ngoài ra, Vikrant còn có mười chiếc trực thăng. Xét từ góc độ quân sự, chúng chủ yếu gánh vác nhiệm vụ dò tìm dưới mặt biển, chống lại tàu ngầm, đưa tin, chống tàu lạ, cảnh báo, chuyển tiếp, cứu nạn, ứng phó tình huống phát sinh gần... Máy bay trực thăng không có khả năng tấn công tàu địch như máy bay có cánh nên khi dàn quân, cần có tàu hộ tống đi theo phòng vệ. Do đó, số lượng trực thăng trên chỉ mang ý nghĩa rằng mẫu hạm Vikrant sẽ phát huy tác dụng trụ cột nào đó trong tương lai.  

Thông số kỹ thuật của mẫu hạm và số lượng cũng như loại hình máy bay cho thấy tác dụng chủ yếu của Vikrant là gánh vác nhiệm vụ răn đe chiến lược trên Ấn Độ Dương và phong tỏa đường biển. Tác dụng chiến đấu tầm xa vẫn còn rất hạn chế.

Mẫu hạm không “chiến hữu”

Một cây làm chẳng nên non, chỉ có mẫu hạm mà không có đội tàu dàn trận thì không thể chiến đấu, thậm chí còn trở thành "tấm bia sống". 

Theo như xu thế phát triển quân sự hiện nay, đội hàng không mẫu hạm tác chiến là yếu tố then chốt trong việc hình thành và phát huy sức mạnh chiến đấu và thường được dàn quân theo cách cơ bản của hạm đội chủ lực hải quân Hoa Kỳ, bao gồm một mẫu hạm lớn làm trung tâm, xung quanh là không lực hải quân, tàu trên biển và tàu ngầm nhằm kết hợp sức mạnh của cả ba tầng: trên không, mặt nước và dưới nước. 

Do đó muốn thực hiện tác chiến thì không thể thiếu được sự góp mặt của những chiến hữu này.

Thực lực quân sự lạc hậu

Hiện tại hải quân Ấn Độ còn trang bị hơn 140 chiếc thuyền, trong đó có 3 tàu sân bay (Vikrant vừa hạ thủy, Viraat mua ở Anh đã được hơn nửa thế kỷ và Admiral Gorshkov hàng "second hand" của Nga), 19 tàu ngầm, 19 tàu phòng vệ, 5 tàu khu trục và 20 tàu chi viện chiến đấu. Trong số đó, cực kỳ ít "hàng nội", còn lại phần lớn là "hàng nhập khẩu" do "mua", "mượn" hoặc "đại tu". Cách trang bị thuyền quân sự hỗn tạp này sẽ hạn chế khả năng thực chiến của hải quân Ấn Độ rất nhiều.

Ngoài ra, nếu so sánh với hải quân Mỹ đóng tại vịnh Ba Tư và Ấn Độ thì lực lượng vẫn còn khá lạc hậu. Để hình thành nên một hạm đội hùng mạnh, Ấn Độ vẫn còn cần thêm thời gian để khắc phục trở ngại về kỹ thuật và chiến thuật.

Ấn Độ ba mặt giáp biển với hơn 6000 cây số đường biển nên cần có một đội hải quân hùng mạnh để bảo vệ lãnh thổ. Chính phủ nước này đặt mục tiêu hiện đại hóa quốc phòng, để từ năm 1995 đến 2015 sẽ trở thành "cường quốc quân sự số một" trên Ấn Độ Dương và đến 2015 sẽ bước chân vào nhóm các nước lớn đứng đầu về quân sự trên thế giới. 

Tuy sự kiện tàu sân bay Vikrant hạ thủy khiến không ít nhân sĩ trong nước vui mừng và ủng hộ nhưng xét về tình hình hiện tại, thực lực hải quân Ấn Độ vẫn còn có hạn, giới truyền thông không nhất thiết phải "làm to".

Thùy An

huongnt

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên