MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc sẽ đối đầu với “sóng thần” nhân khẩu học

05-01-2012 - 10:14 AM | Tài chính quốc tế

Vào năm 2009, Trung Quốc có 178 triệu người trên tuổi 60. Con số này có thể lên đến mức 437 triệu tương đương 1/3 dân số vào năm 2050.Trung Quốc sẽ "già trước khi giàu".

Wang Fuchuan khoác áo khoác nằm trên giường trong một ngày tháng 11 lạnh giá. Hệ thống lò sưởi tại trung tâm Beijing Songtang Caring Hospice đã bị hỏng.

Ông chỉ có tài sản duy nhất là vài bộ quần áo đựng trong cái túi nhựa. Niềm vui hàng ngày của ông đến từ chiếc đài cát sét cũ.

Dù vậy, ông Wang tự cho mình rất may mắn. Dù ông không có gia đình hay tiền tiết kiệm, vì thành tích trong các cuộc chiến đầu vào thập niên 1940, ông được chính phủ chi trả tiền chưa bệnh hàng tháng khoảng 2.000 nhân dân tệ tương đương 318USD. Với khoảng 200 nhân dân tệ tiền hưu/tháng, ông đùng để mua thức ăn.

Ông Wang nói: “Rất nhiều người ở tuổi của tôi không thể có tiền để được sống ở đây. Thực phẩm không ngon lắm nhưng ngoài ra tôi không còn gì để kêu ca nữa.”

Trung Quốc đang trong giai đoạn thay đổi quan trọng về nhân khẩu. Số liệu mới nhất cho thấy vào năm 2009, Trung Quốc có 178 triệu người trên tuổi 60. Con số này có thể lên đến mức 437 triệu tương đương 1/3 dân số vào năm 2050. Trong quá khứ, người trẻ thường trông nom và chăm sóc bố mẹ già, tuy nhiên hoạt động đô thị hóa và chính sách một con của chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi khá nhiều truyền thống chăm sóc trong gia đình.

Ông Joseph J. Christian, chuyên gia nghiên cứu tại trung tâm châu Á thuộc trường Harvard Kennedy, nhận xét: “Nó thực sự là một cơn sóng thần nhân khẩu học. Mô hình đã tồn tại nhiều thế hệ nay đang biến mất.”

Trung Quốc đang đối đầu với thách thức tương tự như Nhật thập niên 1990, có điều có một điểm khác biệt duy nhất: Trung Quốc sẽ già trước khi giàu. Khi hàng trăm triệu bậc cha mẹ phải tự lo lắng cho mình, chính phủ Trung Quốc lập ra Ủy ban chăm sóc người cao tuổi tại Trung Quốc để đảm bảo chăm sóc sức khỏe và cuộc sống cho họ.

Chương trình 5 năm vẫn yêu cầu gia đình phải có trách nhiệm chăm sóc người già. Ngay cả như vậy, chính phủ vẫn cần đến lĩnh vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cộng đồng tại địa phương để có giải pháp tốt hơn. Cho đến nay, chưa nhiều công ty tại Trung Quốc cung cấp được dịch vụ tương đương như nhóm công ty phương Tây và hình thức chăm sóc mà ông Wang Fuchuan đang được hưởng cũng rất hiếm có.

Trung Quốc hiện có khoảng 38 nghìn tổ chức chăm sóc cho người già với 2,7 triệu giường bệnh, đủ cho chỉ khoảng 1,6% dân số trên 60 tuổi. Trong khi đó con số này tại nhóm nước phát triển lên tới khoảng 8%.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã giúp cho nước này có đủ sức mạnh tài chính để cung cấp cho người già sự chăm sóc cần thiết, chính phủ đã cung cấp chương trình hưu trí và chăm sóc sức khỏe y tế cho nông dân và cư dân thành phố.

Ông Li Zhihong, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Ủy ban chăm sóc người cao tuổi, nhận định: “Vấn đề dân số già sẽ khiến Trung Quốc khá vất vả trong suốt thế kỷ 21. Chính phủ Trung Quốc có đủ khả năng tài chính và năng lực để đảm bảo cho nhu cầu căn bản của người già.”

Không phải ai cũng cho rằng nỗ lực của chính phủ sẽ thành công. Trong một căn hộ 20 mét vuông không có hệ thống sưởi hay toalet khép kín, ông Luo Jinxiang 81 tuổi nói: “Bạn có thực sự tin rằng chính phủ quan tâm đến chúng tôi? Đừng nghĩ quá nhiều, đất nước này là như vậy.”

Ngọc Diệp

ngocdiep

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên