MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc và Mỹ - Mối ràng buộc “quá lớn để sụp đổ”

20-07-2011 - 11:13 AM | Tài chính quốc tế

Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định yếu tố mất cân bằng trong quan hệ cộng sinh nợ giữa Trung Quốc – Mỹ có thể gây ra nhiều hậu quả tồi tệ.

Dù các thỏa thuận nợ và ngân sách trong nội bộ chính quyền Washington khiến người Mỹ cảm thấy như thế nào, người Trung Quốc có lẽ còn điên đầu hơn thế.

Trong vai trò chủ nợ lớn nhất của Mỹ, hiện đang nắm khoảng 1,5 nghìn tỷ USD nợ chính phủ Mỹ, Trung Quốc cho đến nay liên tục chỉ trích chính sách từ phía Mỹ.

Vào buổi họp báo tuần trước, ông Hong Lei, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói: “Chúng tôi hy vọng chính phủ Mỹ sẽ biết đưa ra chính sách có trách nhiệm và có biện pháp bảo vệ nhà đầu tư.”

Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn có thể phản ứng bằng cách bán tháo một phần nợ chính phủ Mỹ. Thế nhưng với phiên bản chiến tranh lạnh tài chính này, cả hai bên đều lo sợ gây ra sự hủy hoại chung.

Nước Mỹ cũng chẳng muốn vỡ nợ bởi không muốn làm Trung Quốc “phát điên”, bao lâu nay Trung Quốc đã mua quá nhiều trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ nhưng vẫn tiếp tục mua, nắm giữ và phàn nàn.

Ông Andy Rothman, chuyên gia phân tích tại tổ chức đầu tư CLSA ở Thượng Hải, chỉ ra mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ quá lớn để sụp đổ.

Ông phân tích nếu chính phủ Trung Quốc cố gắng bán một phần nợ Mỹ, chính phủ nhiều nước khác có thể cũng sẽ làm như vậy và điều này sẽ khiến khối tài sản mà Trung Quốc còn đang nắm giữ mất giá, Trung Quốc chẳng khác nào tự giết mình.


Khoảng 4,51 nghìn tỷ USD trong tổng số 14,29 nghìn tỷ USD nợ chính phủ Mỹ do nước ngoài nắm giữ. Trung Quốc sở hữu tới 1,16 nghìn tỷ USD (Nguồn:Nytimes)

Trung Quốc đã tự đẩy mình vào tình huống hiện nay bởi họ đã bảo vệ quyền lợi kinh tế của riêng mình. Để giúp kinh tế tăng trưởng, Trung Quốc đã tập trung vào chính sách khuyến khích tiết kiệm nội địa và giữ tỷ giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp. Kết quả: Trung Quốc có thặng dư thương mại và tài khoản vãng lai lớn. Trung Quốc hiện có dự trữ ngoại tệ khoảng 3 nghìn tỷ USD, cao hơn bất kỳ nước nào khác.

Trung Quốc dự trữ chủ yếu USD và sau đó số USD này quay lại Mỹ thông qua hoạt động đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ và một số loại tài sản được định giá bằng USD khác, kể cả cổ phiếu.

Dù một phần dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được cho vào nợ chính phủ châu Âu và Nhật, những thị trường trái phiếu này không đủ lớn hoặc đủ thanh khoản để hấp thụ dự trữ khổng lồ của Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc cho đến nay đã cố gắng đa dạng dự trữ ngoại hối bằng cách tạo ra quỹ thịnh vượng để đầu tư vào nước ngoài. Chính phủ cũng khuyến khích các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài, thâu tóm hầm mỏ và tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho kinh tế Trung Quốc.

Thế nhưng bởi Trung Quốc có quá nhiều tiền, cuối cùng tiền vẫn cứ vào thị trường trái phiếu Mỹ.

Trong dài hạn, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định yếu tố mất cân bằng trong quan hệ cộng sinh nợ giữa Trung Quốc – Mỹ có thể gây ra nhiều hậu quả tồi tệ.

Cho đến nay, chính nó đã gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu bằng việc giả tạo ra môi trường lãi suất thấp khiến giá nhà tăng lên mức bong bóng.

Hiện nay bằng nhiều cách khác nhau, Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng điều chỉnh. Chính phủ Mỹ khuyên người dân tiết kiệm nhiều và giảm chi tiêu. Chính phủ Trung Quốc, ngược lại, khuyến khích tiêu dùng và giảm tiết kiệm.

Ngọc Diệp
Theo Nytimes

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên